Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng phong thủy và những điều lưu ý quan trọng

Những ngày cuối năm, bên cạnh việc sắm sửa, trang hoàng nhà cửa thì dọn bàn thờ Tết cũng là một trong những nghi thức quan trọng không thể bỏ qua. Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách, chuẩn chỉnh mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới. Trong bài viết dưới đây, Hộp Quà Tết sẽ mách bạn cách lau dọn bàn thờ cũng như những lưu ý quan trọng để mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia đình, theo dõi ngay nào!

Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào?

>>>Tham khảo thêm:

Theo phong tục truyền thống phương Đông, việc lau dọn bàn thờ Tết hay còn gọi là bao sái được xem là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự tôn kính với thần linh và tổ tiên. Trong những ngày thường, gia đình có thể lau dọn bàn thờ bất cứ khi nào cảm thấy bẩn, nhưng đối với các dịp đặc biệt như Tết, việc dọn bàn thờ Tết cần phải cẩn thận và chu toàn hơn. 

Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào?
Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào?

Trong đó, thời điểm dọn bàn thờ Tết cũng cần được cân nhắc cẩn thận trong cách lau dọn bàn thờ ngày Tết. Thông thường, khi được hỏi dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào, sẽ có hai thời điểm quan trọng được ưu tiên đó là:

  • Ngày đưa ông Táo về trời: Sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình nên tiến hành lau dọn bàn thờ Tết ngay trong ngày này. Việc này thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với ông Táo, vị thần linh được coi là người trình báo công việc của gia đình lên trời.
  • Ngày rước ông Táo về: Trước khi Tết đến, vào ngày cuối cùng của năm cũ, gia đình cần hoàn tất việc dọn dẹp bàn thờ trước 12h00 đêm 30 Tết. Tại thời điểm này, theo quan niệm dân gian, các thần linh sẽ đi vắng và việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên sẽ không làm mạo phạm đến các vị bề trên.

Bên cạnh đó, thời điểm tốt nhất để bắt đầu lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút.

Ai là người nên thực hiện dọn bàn thờ Tết?

Trong cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng chuẩn, người dọn bàn thờ Tết phải là người trong gia đình. Thông thường, dọn bàn thờ Tết nên là người lớn trong gia đình như ông bà, cha mẹ (gia chủ trong nhà). Ngoài ra, trước khi lau dọn, cần phải tắm rửa sạch sẽ, bận quần áo trang trọng để tỏ lòng thành kính với bậc bề trên. Lưu ý rằng không nên dọn dẹp bàn thờ ngày Tết trong thời gian bị hành kinh hoặc khi thân thể không sạch sẽ, tươm tất. 

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng theo phong thủy

Bạn đã biết cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn nhất chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi ngay hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngay sau đây:

Tắm rửa sạch sẽ

Nên tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Nên tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết, điều quan trọng là gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, tránh để người dơ bẩn hay luộm thuộm. Việc này thể hiện lòng thành ý và tôn trọng khi thực hiện lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết .

Chuẩn bị dụng cụ và nước lau dọn bàn thờ

Lau dọn bàn thờ bằng nước gì? Để thực hiện việc lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn chỉnh nhất, bạn cần chuẩn bị dụng cụ và nước lau theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị khăn sạch và các vật dụng dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ. Đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và được cất giữ riêng, không dùng chung với các công việc khác trong nhà.
  • Nếu có tượng Phật, ảnh phật trên bàn thờ, nên chuẩn bị thêm nước ấm để lau chùi thay vì rượu trắng. Bởi điều này, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đối với các Thần Phật linh thiêng.
  • Nếu cần lau dọn bài vị, cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn phủ vải hoặc giấy màu đỏ để đặt bài vị. Trong trường hợp gia đình có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên, bạn cần nhớ đặt riêng, không để chúng cùng nhau.

Các bước thực hiện lau dọn bàn thờ Tết

Sau khi chuẩn bị tươm tất quần áo, dụng cụ, bạn có thể tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết theo các bước sau đây:

Bước 1: Dọn dẹp và chuẩn bị đồ lễ

  • Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ Tết, hãy dọn sạch nhà cửa và mở toang các cửa trong nhà để tạo không gian thông thoáng. 
  • Chuẩn bị đĩa cúng hoa quả tùy tâm và 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm hai bên bàn thờ (nếu không có 2 bình, có thể dùng 1 bình với 5 bông cúc).
  • Chuẩn bị rượu trắng và 1 củ gừng để nguyên vỏ, giã nát và ngâm khăn sạch vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.

 Bước 2: Thắp hương xin phép gia tiên

Thắp hương xin phép gia tiên trước khi lau dọn bàn thờ Tết
Thắp hương xin phép gia tiên trước khi lau dọn bàn thờ Tết
  • Thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh và thần tài – xin các Ngài tạm lánh sang một bên để thực hiện cách lau dọn bàn thờ ngày Tết.
  • Chờ cho hương cháy hết sau đó mới tiến hành dọn dẹp.

Bước 3: Hạ các đồ thờ tự xuống

  • Dùng một bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy màu đỏ để hạ các đồ thờ cúng xuống, bao gồm bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước, và các vật phẩm khác. Tuy nhiên, không được di chuyển bát hương hay dốc, đổ hương trong bát.
  • Trước khi lau, ngâm khăn sạch với rượu gừng từ 30 phút trở lên. 
  • Dùng khăn đã ngâm rượu lau dọn bàn thờ Tết, từng bộ phận từ bài vị, vật dụng, bàn thờ,…
  • Sau đó, dùng khăn khô lau lại từng món một cách nhẹ nhàng, trang nghiêm và sắp xếp chúng ngay ngắn sau khi lau xong. 

 Bước 4: Hóa chân nhang và lau dọn bát hương

  • Rửa sạch tay bằng rượu gừng trước khi thực hiện cách lau dọn bàn thờ ngày Tết.
  • Dùng một tay giữ chặt bát hương để tránh làm xê dịch bát hương. Dùng khăn khô hoặc chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương.
  • Sau khi lau dọn, lấy hai tay rút tỉa từng chân hương và để lại các số lẻ như 1, 3, 5, 7 hoặc 9. 
  • Chỗ chân hương rút ra để lại lên bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đi, tro tàn gom lại và thả vào dòng sông nếu có thể. 
  • Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương và sau đó dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

 Bước 5: Bày đồ cúng kiếng

  • Đặt lại các đồ thờ cúng, thay nước và chum gạo muối (nếu có). 
  • Cuối cùng trong cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn nhất là khấn xin thỉnh các vị thần linh và tổ tiên về và báo cáo rằng đã hoàn thành việc dọn dẹp.

Văn khấn xin lau dọn bàn thờ ngày Tết

Văn khấn xin lau dọn bàn thờ ngày Tết
Văn khấn xin lau dọn bàn thờ ngày Tết

Sau đây là văn khấn xin lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo nếu chưa biết cách khấn như thế nào!

“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con xin cúi lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư Mệnh, Táo phủ Thần quân.

Con là:… tuổi…

Ngụ tại:…….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên, cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…., con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).”

Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ ngày Tết chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự tôn trọng, thành kính với tổ tiên. Do đó, bên cạnh thực hiện lau dọn, bạn cũng cần chú ý đến những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ như sau:

Không đặt bát hương chông chênh, không ngay ngắn

Không đặt bát hương chông chênh, không ngay ngắn
Không đặt bát hương chông chênh, không ngay ngắn

Theo quan niệm dân gian, bát hương chông chênh, không ngay ngắn tượng trưng cho sự không ổn định trong năm mới. Và đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết. Khi lau dọn, bạn cần tránh di chuyển mạnh hoặc đặt bát hương nơi chông chênh, không ngay ngắn. Sau khi sắp xếp lại bàn thờ, chú ý đặt bát hương về đúng vị trí và chắc chắn. 

Không làm đổ, vỡ bát hương

Những vật dụng trên bàn thờ luôn được coi là rất linh thiêng, đặc biệt là bát hương. Bát hương là nơi thắp hương và thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên, thần Phật. Vì thế, khi thực hiện cách lau dọn bàn thờ ngày Tết, bạn cần chú ý cẩn thận để không làm đổ, vỡ bát hương hay những vật dụng trên bàn thờ. Bởi, theo quan niệm xưa, nếu làm đổ, vỡ đồ thờ, nhất là bát hương, gia chủ sẽ gặp chuyện không may trong năm mới.

Không bỏ thêm cát vào bát hương

Không nên bỏ thêm cát vào bát hương
Không nên bỏ thêm cát vào bát hương

Theo quan niệm phong thủy, cát là thứ bụi bặm, ô uế, không nên đổ vào một vật linh thiêng như bát hương. Bỏ cát vào bát hương được xem là một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ cần tránh để không mang lại điều xui xẻo, không may mắn cho gia đình. Nếu cần bỏ thêm tro vào bát hương khi thực hiện lau dọn bàn thờ ngày Tết, tốt nhất là nên sử dụng tro đun bếp được đun bằng rơm đã lọc kỹ để loại bỏ những tạp chất để đảm bảo tính trang nghiêm cho nơi thờ cúng. 

Không tùy tiện di chuyển bát hương

Bát hương là nơi dẫn dắt hương linh, để thần thánh và tổ tiên chứng giám cho gia đình. Do đó khi lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách luôn tránh di chuyển tùy tiện bát hương. Bởi, nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, gia chủ có thể gặp phải những điều không may mắn trong năm mới như học hành không suôn sẻ, công việc bấp bênh, không thuận lợi.

Chính vì ý nghĩa tâm linh đặc biệt này, khi lau dọn bàn thờ Tết bạn cần tránh xê dịch hay nhấc bát hương. Khi cần lau bát hương, nên dùng một tay cố định và tay còn lại dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau qua. 

Không dùng khăn cũ, đồ vật không sạch sẽ khi dọn bàn thờ…

Không dùng khăn cũ, đồ vật không sạch sẽ khi dọn bàn thờ…
Không dùng khăn cũ, đồ vật không sạch sẽ khi dọn bàn thờ…

Bàn thờ là nơi tôn kính, thiêng liêng nên những vật dụng sử dụng để lau dọn bàn thờ Tết như khăn, vải, chổi nên là đồ mới hoặc là đồ cũ nhưng chỉ để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ. Tuyệt đối không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày để lau dọn bàn thờ Tết. Những vật dụng đã sử dụng rồi có thể mang nhiều uế tạp, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm nơi thờ cúng tổ tiên, thần Phật.

LỜI KẾT

Thông qua những chia sẻ trên đây của Hộp Quà Tết về cách lau dọn bàn thờ ngày Tết, hy vọng bạn có thể thực hiện đúng quy chuẩn, đảm bảo may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới. Đừng quên theo dõi Hộp Quà Tết trong những bài viết tiếp theo để nhận thêm nhiều thông tin thú vị về phong tục lễ Tết của người Việt nhé!

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: https://hopquatet.vn/

Tác giả: Hồng Y

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.