Đốt Tết là gì? Ý nghĩa của tục hóa vàng ngày Tết của người Việt
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được biết đến với nhiều phong tục, truyền thống thể hiện nét đẹp và đức tính của con người Việt. Đốt Tết là gì, bạn đã biết chưa? Trong bài viết hôm nay, Hộp Quà Tết sẽ giúp bạn giải đáp phong tục đốt Tết và ý nghĩa của phong tục này, cùng theo dõi nhé!
Đốt Tết là gì?
>>>Tham khảo thêm:
Đốt Tết hay còn gọi hóa vàng ngày Tết, là một phong tục, lễ nghi không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Vậy lễ đốt Tết là gì? Lễ hóa vàng là gì? cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Thông thường, vào ngày 30 tháng chạp hằng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị các lễ vật, mâm cơm cúng để đón mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Và sau 3 ngày Tết – tức mùng 3 Tết, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, đầy đủ các lễ vật để đưa tiễn ông bà, tổ tiên về trời. Sau khi cúng xong, gia đình phải thực hiện đốt vàng mã và một số lễ vật khác cho ông bà, tổ tiên đem theo, như vậy lễ đốt Tết hay còn gọi hóa vàng ngày Tết ra đời.
Ngày nay, phong tục đốt Tết hay hóa vàng ngày Tết không còn câu nệ nhiều tiểu tiết và không bắt buộc phải cúng ngay ngày mùng 3 nữa. Do đó, mỗi gia đình chỉ cần cúng lễ hóa hóa vàng sau Tết từ mùng 3 đến mùng 10 là được. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo đủ lễ nghi, văn khấn và các lễ vật cần thiết trên mâm cỗ.
Ý nghĩa của tục hóa vàng ngày Tết
Ý nghĩa lễ hóa vàng là gì? Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, ông cho rằng phong tục đốt Tết hay hóa vàng ngày Tết bắt nguồn từ truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Chính vì thế, ý nghĩa tục đốt Tết là gì cũng mang đậm tín ngưỡng này, thể hiện sự tôn trọng, thành kính và biết ơn với tổ tiên, ông bà đã khuất. Bên cạnh đó, đây còn được xem là cách cầu mong ông bà, tổ tiên sẽ phù hộ gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc và thuận lợi trong năm mới.
Lễ hóa vàng tổ chức vào ngày nào?
Đốt tết là gì và lễ hóa vàng được tổ chức vào ngày nào là đúng? Lễ hóa vàng thường được tổ chức sau 3 ngày kể từ khi đón tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, lễ hóa vàng ngày Tết sẽ được thực hiện linh hoạt vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết Âm lịch. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình sẽ chọn một ngày phù hợp từ mùng 3 cho đến mùng 10 tháng Giêng để thực hiện nghi lễ này.
Trong năm 2024, nếu bạn chọn mùng 3 Tết để thực hiện lễ hóa vàng, ngày này sẽ rơi vào ngày 12/02/2024 Dương lịch. Bạn có thể thực hiện lễ đốt Tết trong các khung giờ vào ngày mùng 3 Tết năm nay như sau:
- 07h – 09h & 09h – 11h.
- 15h – 17h & 19h – 21h.
Lễ vật cúng hóa vàng hết Tết cần chuẩn bị những gì?
Như đã giải đáp bên trên về đốt Tết là gì, có thể thấy lễ vật cúng hóa vàng ngày Tết không thể thiếu là mâm cơm cúng và đồ cúng hóa vàng. Đối với đồ cúng hóa vàng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như giấy tiền vàng mã, hoa tươi, rượu, 2 cây mía, mâm ngũ quả, trầu cau, đèn nến và nhang.
Ngoài lễ vật cúng hóa vàng hết Tết, mâm cơm cúng cũng rất quan trọng. Tùy vào phong tục của gia đình, vùng miền, bạn có thể lựa chọn thực đơn mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết chay, mặn hoặc các thành phần khác nhau như sau:
Mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết miền Bắc
Mâm cơm cúng hóa vàng miền Bắc sẽ mang những đặc điểm ẩm thực nơi đây, như sau;
Mâm mặn:
- Bánh chưng
- Gà luộc
- Giò thủ
- Nem rán
- Chân giò hầm măng
Mâm mặn:
- Xôi ngọt
- Bánh chưng chay
- Rau xào chay
- Miến xào chay
- Canh rau củ chay
Mâm cơm cúng hóa vàng miền Trung gồm những gì?
Mâm cơm cúng miền Trung đốt Tết là gì? So với các vùng khác như miền Bắc, miền Nam, đặc trưng mâm cơm cúng miền Trung thường sẽ đơn giản, không cầu kỳ như sau:
- Bánh chưng, bánh tét
- Dưa hành
- Chả bò
- Nem chua
- Gà luộc
- Thịt luộc
Ngoài ra, đối với những gia đình cúng chay, mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết miền Trung có thể là: Rau củ xào chay, bún xào chay, canh nấm chay,… tùy thuộc vào điều kiện của gia đình.
Mâm cơm hóa vàng đơn giản ở miền Nam
Mâm cơm cúng hóa vàng gồm những gì? Đối với miền Nam, các món ăn trong lễ hóa vàng sau Tết sẽ phong phú hơn, mang đặc trưng ẩm thực ngày Tết của nơi đây như sau:
- Thịt kho hột vịt
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Bánh tét
- Dưa hành, củ kiểu
- Gà luộc
Còn đối với mâm chay, tùy vào điều kiện gia đình mà sẽ chuẩn bị các món chay theo sở thích, khẩu vị của gia đình. Một số gợi ý món chay trong mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết bạn có thể tham khảo như: rau củ xào chay, canh chay, bún xào, chả giò chay, tàu hũ rim chay,…
Cách thực hiện lễ hóa vàng
Đốt Tết là gì và cách thực hiện nghi lễ đốt Tết sẽ diễn ra như thế nào? Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và mâm cúng lễ hóa vàng, đầu tiên, gia chủ sẽ thắp nhang, khấn vái và làm lễ. Thông thường, các gia đình sẽ hóa vàng lần lượt từ thổ địa cho đến tổ tiên vào lúc này.
Sau khi đã hóa vàng, gia chủ sẽ vẩy một vài giọt rượu cúng xuống đất. Theo quan niệm của người xưa, việc này sẽ tạo nên sự thiêng liêng của nghi lễ hóa vàng và cũng là cách để ông bà, tổ tiên có thể chứng giám và nhận đầy đủ lễ vật, tiền vàng mà con cháu gửi đến. Nhiều gia đình sẽ cẩn thận chuẩn bị thêm 2 cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong, điều này ví như đòn gánh để các cụ có thể gánh tiền, vàng về với cõi âm.
Tuy nhiên, không phải cứ nhiều tiền vàng mã là càng thể hiện được lòng thành của con cháu. Đây là quan niệm không chính xác vì trong 3 ngày Tết, chỉ cần các gia đình đốt vàng mã và hương khói đầy đủ. Như vậy là đã đúng với phong tục truyền thống và không cần phải thêm bất kỳ lễ vật hay nghi thức nào cả.
Việc đốt vàng mã với số lượng lớn một cách bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và không hề mang ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Vì vậy, bạn hãy lưu ý trong việc chuẩn bị mâm lễ sao cho phù hợp nhé!
Sau khi thực hiện nghi thức lễ hóa vàng, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung đông đủ và cùng nhau dùng bữa cơm gia đình trong vui vẻ. Điều này có nghĩa là những ngày Tết đã kết thúc và sẽ bắt đầu quay trở lại với công việc vào những ngày sau.
Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết
Văn khấn đốt Tết là gì? Bên cạnh mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết và lễ vật cúng hóa vàng hết Tết, văn khấn hóa vàng ngày Tết cũng rất quan trọng, cần đầy đủ để thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên. Hiểu được điều đó, Hộp Quà Tết mang đến bạn bài văn khấn mùng 3 Tết 2024 chuẩn nhất, theo sách văn khấn cổ truyền Việt Nam, được nhà xuất bản Văn Hóa thông tin in ấn:
“Nam mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần
Con xin kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.
Con xin kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh đang ngự trị nơi đây.
Hôm nay là ngày…tháng…năm Giáp Thìn.
Con tên là…tuổi…
Hiện cư ngụ tại…(địa chỉ cụ thể, số nhà, xã, phường, huyện, tỉnh)
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần).”
Những lưu ý khi làm lễ hóa vàng ngày Tết
Như vậy, bạn đã biết đốt Tết là gì cũng như ý nghĩa, lễ vật, mâm cúng cần chuẩn bị khi hóa vàng ngày Tết. Tuy nhiên, để lễ diễn ra đúng trình tự, trang nghiêm nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi thực hiện lễ hóa vàng sau Tết:
- Mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết mặn không thể thiếu gà luộc. Nên chọn gà trống và không nên sử dụng gà trống thiến hoặc bị dị tật.
- Khi bày mâm cúng, phải dùng đĩa to sạch để bày hết toàn bộ các bộ phận của gà luộc lên đĩa. Cùng đốt Tết ngoài trên, nên hướng đầu gà về phía đường đi.
- Khi hóa vàng, phần tiền vàng mã của gia thần phải được đốt trước, sau đó mới đến lễ vật, vàng mã của tổ tiên.
- Sau khi đã hóa vàng, gia chủ nên rải các chum rượu đi một cách cung kính để tiễn đưa tổ tiên về âm ti.
- Cuối cùng, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng cơm và đón chào năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
LỜI KẾT
Tóm lại, thông tin lễ đốt Tết là gì đã được Hộp Quà Tết cung cấp đầy đủ trên đây, bạn có thể tham khảo và thực hiện đúng nghi lễ để đảm bảo gia đình có một năm mới an lành, hanh thông. Đừng quên theo dõi Hộp Quà Tết để nhận thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về ngày lễ Tết của Việt Nam nhé!
LIÊN HỆ HOPQUATET.VN
Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: [email protected]
Website: https://hopquatet.vn/
>>Xem thêm:
Tác giả: Hồng Y