Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày tết trong văn hóa người Việt

Phong tục gói bánh chưng ngày tết là nét đẹp văn hoá từ xưa của người dân Việt Nam. Ngày nay, việc gói bánh chưng, bánh dày ngày tết vẫn được duy trì ở một số địa phương tại Việt Nam. Vậy ý nghĩa và nguồn gốc của phong tục này là gì, hãy cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé! 

Nguồn gốc của phong tục gói bánh chưng ngày Tết

>>>Tham khảo thêm:

Nguồn gốc của phong tục gói bánh chưng ngày tết bắt nguồn từ sự tích “Bánh chưng bánh dày"
Nguồn gốc của phong tục gói bánh chưng ngày tết bắt nguồn từ sự tích “Bánh chưng bánh dày”

Trong tâm thức của hầu hết người Việt cũng như theo sử sách được lưu truyền, bánh chưng ra đời từ câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày”. Chuyện kể rằng vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi, đất nước giành được hoà bình nên muốn truyền ngôi báu nên vua đã tập trung các hoàng tử lại và bảo rằng “Ai đem lễ vật hợp với ý ta đến dâng cúng Tiên Vương, ta sẽ truyền ngôi cho”.

Trong khi các hoàng tử khác đi tìm các món ngon, vật lạ, hoàng tử Lang Liêu vì mồ côi mẹ từ sớm, gia cảnh khó khăn nên không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ, chàng được một tiên ông mách bảo rằng: “Vạn vật trời đất, không gì quý bằng gạo vì đây là vật để nuôi sống con người và ăn mãi không ngán. Hãy giã gạo nếp để nặn thành hình tròn tượng trưng cho Trời và dùng lá dong gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất.

Bên trong có chứa nhân ngon tượng trưng cho trời đất bao hàm vạn vật với ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Làm theo cách này, lòng cha sẽ vui, nhà ngươi sẽ được truyền ngôi báu”. 

Lang Liêu tỉnh dậy và liền làm theo những lời tiên ông chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem đi vo sạch, dùng lá xanh gói thành hình vuông và cho nhân vào giữa. Sau đó, đem bánh đi luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Tiếp theo, dùng nếp để nấu xôi rồi quết cho nhuyễn, nặn thành hình tròn tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. 

Đến ngày hẹn, vua tập trung các con lại để dâng lễ vật cúng Tổ tiên. Mặc dù rất nhiều của ngon vật lạ, nhà vua chỉ hài lòng với món ăn của Lang Liêu và truyền ngôi báu cho chàng. Kể từ đó, phong tục gói bánh chưng ngày tết thường được diễn ra vào ngày giỗ tổ vua Hùng và Tết Nguyên Đán hằng năm và vẫn được người dân lưu giữ đến tận bây giờ. 

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Phong tục gói bánh chưng ngày tết còn mang những tầng ý nghĩa sâu sắc như sau: 

Ý nghĩa nhân sinh, văn hoá của tục gói bánh chưng, bánh giầy

Phong tục gói bánh chưng ngày tết mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng độc đáo
Phong tục gói bánh chưng ngày tết mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng độc đáo

Có thể nói, bánh chưng bánh dày tượng trưng cho triết lý Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lý Âm Dương nói chung. Bánh dày tượng trưng cho Trời với màu trắng hình tròn với kích thước nhỏ gọn vừa lòng bàn tay, được nặn thành 2 nửa vòng cung rất đẹp với mặt trên và dưới đều có miếng lá chuối đậy lên. 

Bánh chưng màu xanh lá có dạng hình vuông lớn tượng trưng cho Đất. Bánh chưng bánh dày chính là sự kết hợp hoàn hảo tương đương với hình ảnh trời và đất. Hơn nữa, văn hoá lúa nước còn gắn liền với người dân, điều này lại phù hợp với điều kiện thiên nhiên tại Việt Nam. Chính vì vậy, phong tục gói bánh chưng ngày tết luôn được duy trì để bày tỏ lòng biết ơn đất trời đã tạo điều kiện mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình ấm no. 

Bánh chưng bánh dày là món ăn truyền thống cao quý dùng để cúng tổ tiên và thể hiện ấm lòng biết ơn đến công lao dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Tục thờ cúng và thưởng thức bánh chưng bánh dày ngày tết vừa mang nét văn hoá tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực của người Việt. 

Ý nghĩa tinh thần của tục gói bánh chưng, bánh giầy

Phong tục gói bánh chưng ngày tết là dịp để các thành viên quây quần bên nhau
Phong tục gói bánh chưng ngày tết là dịp để các thành viên quây quần bên nhau

Vào dịp cuối năm, những người con xa quê đều mong mỏi hoàn thành xong công việc để về quê đoàn tụ với gia đình. Bởi ai cũng muốn được quây quần gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên cùng gia đình.

Từ xưa, vào khoảng thời gian trước tết 2-3 ngày, nhiều gia đình thường chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng để đến 30 tết, các thành viên sẽ tập trung trước sân để lau lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt để gói bánh. Có lẽ vui nhất là công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín ở ngoài trời sương lạnh. Dẫu vậy, cái sự buốt giá đó vẫn không lấn át được bầu không khí gia đình nồng ấm quanh bếp lửa hồng.

Đối với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm vui của ngày tết đoàn tụ cùng gia đình. Những chiếc bánh vuông vức, dày dặn đẹp mắt được dành riêng để cúng ông bà tổ tiên, những chiếc bánh nhỏ được gói riêng sẽ cho trẻ con như món quà năm mới. Vì vậy, phong tục gói bánh chưng ngày tết mang ý nghĩa tinh thần rất to lớn đối với nhiều gia đình. 

Bánh chưng được làm từ gì?

Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu dân dã như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,... 
Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu dân dã như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,...

Bánh chưng ngày tết được làm từ những nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Tất cả những thành phần này đều khá phổ biến và không quá khó kiếm nên bạn có thể hoàn toàn tự làm những chiếc bánh chưng vô cùng thơm ngon. Bánh chưng thường được làm vào những dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ tổ Hùng Vương hằng năm. Vì vậy, phong tục gói bánh chưng ngày tết chính là nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam.

Nguyên liệu làm bánh chưng ngon ngày Tết

Để làm bánh chưng ngon, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như trên
Để làm bánh chưng ngày tết ngon, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như trên

Để làm món bánh chưng ngày tết ngon, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 

  • 1kg gạo nếp cái hoa vàng.
  • 400g đậu xanh
  • 400g thịt nạc ba chỉ
  • Gia vị muối, tiêu, hạt nêm.
  • Lá dong hoặc lá chuối
  • 1 bó lạt tre hoặc lạt giang. 

Cách làm bánh chưng ngày Tết đơn giản nhất

Cách gói bánh chưng đơn giản ai cũng có thể làm
Cách gói bánh chưng ngày tết đơn giản ai cũng có thể làm

Phong tục gói bánh chưng ngày tết đã được lưu truyền đến nay từ lâu nên cứ đến tết nhiều gia đình lại cùng nhau gói bánh chưng cúng tổ tiên. Để làm bánh chưng ngon, sự khéo tay và kiên nhẫn là những yếu tố đặc biệt quan trọng. Dưới đây là cách làm bánh chưng đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị và sơ chế

Bước 1: Vo gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi cho vào nồi nước. Tiếp theo, pha thêm 4g muối rồi đảo đều và nhâm trong 8 tiếng rồi vớt ra để ráo. 

Bước 2: Giã nhuyễn đậu xanh rồi đem ngâm nước khoảng 4 tiếng cho đậu mềm và nở ra, sau đó đem đậu đãi hết vỏ rồi vớt ra để ráo. Tiếp theo, cho 4g muốn vào rồi trộn đều.

Bước 3: Lá dong đem rửa thật sạch hai mặt rồi lau thật khô. Có thể, dùng dao rọc bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng.

Bước 4: Ngâm lạt tre (lạt giang) trong nước khoảng 8 tiếng rồi xé sợi mỏng khoảng 0.5cm.

Bước 5: Rửa sạch thịt ba chỉ rồi để ráo. Tiếp theo, cắt thịt thành từng miếng tầm 4cm rồi ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu trong vòng 30 phút để gia vị ngấm đều vào thịt. 

Gói bánh

Bước 1: Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi cho khuôn bánh lên trên. Tiếp theo, xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Lưu ý, khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ở ngoài. Mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh trông đẹp hơn. 

Bước 2: Dùng chén lấy khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo được dàn trải đều khắp khuôn. 

Bước 3: Tiếp tục rải thêm 100g đậu xanh lên trên gạo rồi cho 1 miếng thịt lên trên rồi rải thêm 100g đậu xanh sao cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết cạnh khuôn mà nên chừa khoảng 1.5cm).

Bước 4: Tiếp tục lấy 200g gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh rồi dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh để gạo nén xuống. 

Bước 5: Gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa có thể dùng kéo cắt bỏ đi. Tiếp theo, dùng tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Tiếp tục đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay và kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Dùng lạt buộc đều quanh thân bánh cho chắc rồi cắt bỏ phần lạt còn dư để bánh trông đẹp và gọn hơn. 

Bước 6: Cuối cùng, gập các cạnh lá lại rồi dùng kéo cắt bỏ những chỗ lá thừa sao cho gọn, chậm rãi lấy ra và giữ lại lạt rồi lần lượt cột lại lạt cho chắc chắn. 

Luộc bánh

Xếp bánh vào nồi sao cho đều rồi luộc bánh trong 8 tiếng
Xếp bánh vào nồi sao cho đều rồi luộc bánh chưng ngày tết trong 8 tiếng

Cho bánh chưng vào nồi và xếp đều, đổ nước sao cho ngập mặt bánh. Cho nồi lên bếp than rồi luộc liên tục trong 8 tiếng. Trong quá trình luộc, bạn nên để ý nước cạn và cho thêm nước kịp thời để bánh chín đều và không bị cháy. 

Thành phẩm

Khi bánh chín tới thì vớt ra rửa sạch lá với nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo nước. Tiếp theo, xếp bánh thành nhiều lớp rồi dùng vật nặng đè lên để ép bánh sao cho chắc mịn, đẹp. Sau đó, bảo quản bánh trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát. 

LỜI KẾT

Với những thông tin mà Hộp Quà Tết đã tổng hợp, bạn đã phần nào hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng ngày tết rồi đúng không nào? Chúng tôi mong rằng bạn sẽ có một mùa tết thật ấm cúng bên gia đình cũng như thưởng thức món bánh ngon theo cách trọn vẹn nhất.

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.