Tết xưa và nay qua lăng kính người trẻ có gì khác biệt?

Tết xưa và nay luôn là một chủ đề rất được giới trẻ quan tâm, bởi giới trẻ hiện nay không phải ai cũng từng được trải qua cảm giác của cái Tết ngày xưa mang phong vị truyền thống, độc đáo. Cũng bởi Tết là một cột mốc quan trọng đánh dấu một năm trôi qua và một năm mới lại đến, bắt đầu cho một sự khởi đầu mới. Vậy Tết xưa và nay qua lăng kính người trẻ có gì khác biệt hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Tết xưa và nay đã thay đổi như thế nào?

>>>Tham khảo thêm:

Tết (hay còn gọi là Tết Nguyên Đán) là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của năm mới theo lịch âm. Tết được coi là dịp để sum vầy, tôn vinh tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Tết xưa và nay đã thay đổi rất nhiều. Sau đây là một số điểm khác biệt đáng chú ý:

Chuyện sắm Tết xưa và nay

Chuyện sắm Tết xưa và nay

Chuyện sắm Tết xưa và nay

Sắm Tết luôn là hoạt động thường niên của mỗi gia đình khi Tết đến. Việc sắm sửa những món đồ, vật dụng và vật trang trí giúp không gian tràn đầy màu sắc tươi mới của ngày xuân. Vậy nên mỗi khi Tết đến, những khu chợ lại trở nên nhộn nhịp, sung túc hơn. Vậy chuyện sắm Tết xưa và nay có thay đổi như thế nào?

Khi đặt lên bàn cân so sánh Tết xưa và nay, nhìn chung chuyện sắm Tết không có quá nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa, chúng ta chỉ được đến những khu chợ xã, huyện hay thành phố để lựa chọn những sản phẩm Tết, thì ngày nay, công nghệ thông tin phát triển việc sắm Tết cũng trở nên tiện lợi hơn. Thay vì phải đến các khu chợ, chen chúc nhau, hiện giờ bạn hoàn toàn có thể mua sắm trực tuyến trên các trang mạng hay các kênh mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Bách Hóa Xanh, HopquaTết.vn,…

Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa xưa và nay

Dọn dẹp nhà cửa xưa và nay

Dọn dẹp nhà cửa ngày Tết trở thành hoạt động không thể thiếu của người Việt. Ngày xưa, dọn dẹp nhà cửa còn mang yếu tố tâm linh, cầu mong những điều tốt lành, mới mẻ đến sẽ đến và xua đi những điều không may mắn. Vì thế, hoạt động này luôn được thực hiện rất kỹ lưỡng từ dọn nhà, lau bàn thờ gia tiên, sắp xếp và trang trí,…

Tuy nhiên, ngày nay nhiều người trẻ không còn quan tâm nhiều đến yếu tố tâm linh khi dọn dẹp nhà cửa ngày Tết nữa.Họ chỉ ưu tiên dọn dẹp không gian sao cho thật sạch sẽ, thoải mái để đón Tết. Đây chính là điểm khác biệt giữa Tết xưa và nay trong lăng kính của người trẻ về ngày Tết. 

Đón giao thừa

Đón giao thừa Tết xưa và nay luôn giữ vai trò quan trọng, là nét đẹp trong văn hóa lễ hội ngày Tết của người Việt. Đến nay, những tinh hoa, nghi lễ truyền thống của hoạt động đón giao thừa luôn được gìn giữ và phát huy. Thời điểm giao thừa, người Việt sẽ đốt và ngắm pháo hoa, đón chào và khởi động một năm an lành, hạnh phúc. Khi đồng hồ điểm 12 giờ, cả gia đình sẽ cùng quây quần chuyện trò với nhau, trao nhau những món quà và lời chúc may mắn bên mâm cơm. 

Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình tết xưa và nay

Bữa cơm gia đình tết xưa và nay

Bữa cơm gia đình ngày Tết là một trong những nét truyền thống đặc trưng của Tết Nguyên Đán của người Việt Nam mang ý nghĩa sum vầy, đầm ấm. Nhìn chung giữa Tết xưa và nay trong mâm cơm không có quá nhiều sự thay đổi. Nếu ngày xưa, bữa cơm gia đình ngày Tết sẽ tràn đầy những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh Tết, thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt,… Ngày nay, những món ăn truyền thống vẫn được giữ nguyên và bổ xung thêm nhiều món ăn mới lạ, phù hợp khẩu vị chung của gia đình. 

Đi Chợ Tết

Một trong những điểm thay đổi nhiều nhất trong Tết xưa và nay chính là chuyện sắm Tết và chợ Tết. Mặc dù chợ Tết không có quá nhiều thay đổi, tuy nhiên trong lăng kính của người trẻ, chợ Tết không còn là những khu chợ sầm uất, trải đầy những sản phẩm Tết nữa. Thay vào đó, người trẻ có xu hướng đến những trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên dụng để chọn và mua những sản phẩm Tết.

Sự phát triển của công nghệ và tư duy lối sống trẻ, Tết xưa và nay có những sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, chúng giúp việc đi chợ Tết trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có một số người vẫn giữ thói quen đi chợ Tết truyền thống và đây là một nét đẹp ngày Tết cần được giữ gìn. 

Pháo hoa Tết

Đón giao thừa xưa và nay

Pháo hoa Tết trong văn hóa xưa và nay

Pháo hoa ngày Tết là biểu tượng của may mắn, tài lộc và sự bình an trong cuộc sống.  Ngày xưa, việc sử dụng pháo hoa vào dịp Tết được xem là một nghi lễ cổ truyền để đón chào năm mới và xua tan các tà ma. Tuy nhiên, việc quản lý không chặt chẽ khi sử dụng pháo hoa rất dễ dẫn đến tai nạn và thiệt hại về người, tài sản. 

Vì thế, sự thay đổi trong luật lệ quản lý sử dụng pháo hoa tạo nên sự khác biệt giữa Tết xưa và nay trong mắt người trẻ. Mỗi khi Tết đến, thay vì mỗi nhà tự đốt pháo hoa, nhà nước sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Đây cũng là một trong những hoạt động ngày Tết không thể thiếu hiện nay, những đóm pháo hoa nở rộ trên bầu trời thay cho lời chúc mừng năm mới tốt lành nhất đến với mọi người. 

Bánh chưng Tết

Bánh chưng Tết xưa và nay

Bánh chưng tết xưa và nay

Bánh chưng Tết là một trong những món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình miền Bắc cả Tết xưa và nay. Hoạt động gói bánh chưng ngày tết cũng giúp không khí gia đình sôi nổi và ấm áp hơn. Thông thường, mỗi gia đình sẽ cùng nhau gói bánh vào thời điểm trước đêm giao thừa, cùng quây quần bên bếp lửa hồng và kể nhau nghe những chuyện trong năm.

Câu nói “Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn câu đối đỏ vẫn bánh chưng xanh” cho thấy bánh chưng vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong ẩm thực ngày Tết. Tuy nhiên, sự phát triển theo năm tháng, mặc dù bánh chưng vẫn là món ăn truyền thống không thể thiếu. Nhưng hoạt động gói bánh chưng không còn phổ biến, thay vì tự gói nhiều  người  sẽ chọn hình thức  mua ngoài để tiết kiệm thời gian và công sức. Cùng vì thế, trong lăng kính người trẻ, không khi Tết không còn mang nhiều ấm cúng như xưa. 

Đi chúc Tết xưa và nay

Chúc Tết xưa và nay

Văn hóa chúc Tết xưa đã có sự thay đổi qua ngày nay

Trong văn hóa Tết của người Việt Nam, chúc Tết là một nét đẹp truyền thống đã tồn tại từ rất lâu đời và vẫn được duy trì đến ngày nay. Tuy nhiên, cách chúc Tết giữa Tết xưa và nay đã có sự thay đổi nhất định.

Ngày xưa, câu chúc Tết không chỉ chứa đựng lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa mà còn mang nhiều yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Thông thường các câu chúc Tết thương là câu chúc dài, vần khớp với nhau. Hiện nay, câu chúc Tết không còn quá câu nệ tiểu tiết mà thay vào đó là những câu chúc đơn giản, ngắn gọn và chỉ tập trung vào ý nghĩa.

Ngoài ra, nếu ngày xưa chúng ta chỉ có thể chúc nhau khi gặp mặt, giờ đây với công nghệ hiện đại, việc chúc Tết cũng dễ dàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể gửi lời chúc đầy may mắn đến những người thân yêu thông qua những kết nối điện tử như Smartphone, mạng xã hội,… Dù bất cứ hình thức nào thì lời chúc vẫn mang những thông điệp đầy may mắn trong năm mới và là nét đẹp truyền thống không thể lược bỏ. 

Quà Tết xưa và này

Quà Tết xưa và nay

Quà biếu tặng ngày Tết xưa và nay

Bên cạnh lời chúc Tết, quà Tết ngày xưa và ngày nay cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa Tết của người Việt Nam. Nếu ngày xưa, người ta thường tặng nhau những món quà truyền thống mang ý nghĩa, thông điệp tốt lành. Ngày nay sản phẩm quà Tết trở nên đa dạng hơn, mang tính thực tế hơn. Thay vì những giỏ quà Tết bánh mứt truyền thống, những sản phẩm như rượu vang, yến sào, nhân sâm, hạt dinh dưỡng,… lại trở thành sự lựa chọn tối ưu.

Bên cạnh đó, hình thức hộp quà Tết cũng được chú ý hơn rất nhiều, những thiết kế hộp quà sang trọng, bắt mắt luôn được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn. Tuy nhiên, dù Tết xưa hay nay, món quà tặng Tết có thay đổi như thế nào thì ý nghĩa tình cảm gửi gắm bên trong vẫn vậy, không đổi thay. 

Trang trí Tết xưa và nay

Trang trí Tết giúp ngôi nhà trở nên rực rỡ, ấm áp và tạo không khí sôi động ngày Tết. Theo dòng chảy của thời gian, gu và phong cách thẩm mỹ cũng có nhiều sự thay đổi. Nếu trang trí Tết xưa chủ yếu nghiên về những sản phẩm thủ công, truyền thống mang đến sự mộc mạc, ấm áp và gần gũi. Ngày nay, trang trí Tết trở nên đa dạng và tiện lợi hơn bằng những đồ trang trí có sẵn như đèn LED, trang ảnh, hoa cây giả,…

Nhìn chung, dù có sự thay đổi trong phong cách và vật dụng trong trang trí Tết xưa và nay, nhưng ý nghĩa của hoạt động thì không có nhiều thay đổi. Sự thay đổi tích cực cũng giúp cuộc sống trở nên tiện nghi và phù hợp với lối sống hiện đại hơn. 

Chuyện du xuân Tết xưa và nay

Du Xuân tết xưa và tết nay

Du Xuân tết xưa và tết nay

Du xuân cũng là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết cần được giữ gìn và phát huy. Sự thay đổi của thời gian, du xuân cũng có nhiều thay đổi giữa Tết xưa và nay. Ngày xưa, khi nhắc đến du xuân, người ta sẽ hiểu là hình thức rời khỏi nhà và đi đến tham quan chùa, chợ Tết hoặc những nơi náo nhiệt.

Giờ đây, với sự phát triển của phương tiện giao thông chúng ta thường thay thế chúng bằng những chuyến du lịch. Điều này giúp đem đến những trải nghiệm tuyệt vời và đa dạng hơn. Nhưng cũng vì thế cũng mất đi một số nét đẹp của hình thức du xuân ngày xưa. Tuy nhiên, dù thay đổi như nào, du xuân vẫn là hoạt động gắn kết tình cảm hữu hiệu với các thành viên trong gia đình mà bạn không nên bỏ qua.

TẠM KẾT

Sự thay đổi của thời gian, công nghệ khiến Tết xưa và nay cũng có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, những truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được giữ gìn theo thời gian. Hy vọng sau góc nhìn ngày Tết qua lăng kính người trẻ trong bài viết mà Hộp Quà Tết cung cấp, bạn sẽ có những nhìn nhận thú vị hơn. Và đừng quên, chọn những món quà ý nghĩa tặng người thân bạn bè trong dịp Tết năm nay nhé! Tham khảo ngay những sản phẩm quà Tết cao cấp chất lượng từ Hopquatet.vn nào.

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HỘP QUÀ TẾT

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Website: www.hopquatet.vn
Fanpage: www.fb.com/TPN.hopquatet.vn

Tác giả: Pinky

PinKy

Cô gái năng động, tự tin: Là người yêu thích trải nghiệm, và tâm huyết trong công việc. Nó giúp tôi trở nên mạnh mẽ, tự tin và trưởng thành hơn mỗi ngày.

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.