Cách trang trí bàn thờ ngày tết và những điều kiêng kỵ cần lưu ý

Trang trí bàn thờ ngày tết là một trong những phong tục ý nghĩa vào mỗi dịp đầu năm. Việc tân trang và chăm sóc bàn thờ tổ tiên là bổn phận của con cháu luôn trân trọng và tưởng nhớ đến họ. Hiểu được vấn đề này, Hộp Quà Tết sẽ tổng hợp những cách trang trí bàn thờ cũng như những điều kiêng kị qua bài viết chi tiết dưới đây! 

Ý nghĩa trang trí bàn thờ ngày Tết

>>>Tham khảo thêm:

Trang trí bàn thờ ngày tết mang ý nghĩa coi trọng đời sống tâm linh
Trang trí bàn thờ ngày tết mang ý nghĩa coi trọng đời sống tâm linh

Trang trí bàn thờ thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) hoặc trong các ngày quan trọng như cưới hỏi, đám giỗ, thôi nôi,… Trong đó, trang trí bàn thờ ngày tết là một trong những hoạt động quan trọng cần được gìn giữ. Không chỉ là nét đẹp tín ngưỡng của dân tộc, trang trí bàn thờ đầu năm còn là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời, trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết còn thể hiện mong muốn năm mới vạn điều bình an, sức khoẻ dồi dào, sự nghiệp thăng tiến, mọi sự thuận lợi. 

Nên trang trí bàn thờ ngày Tết khi nào?

Cách trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản, chính xác
Nên trang trí bàn thờ ngày Tết vào ngày nào?

Việc lau dọn hay trang trí bàn thờ ngày Tết chỉ được thực hiện sau ngày 23 tháng chạp – ngày đưa ông Công, ông Táo về trời, và phải hoàn thành trước đêm giao thừa. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm thần linh đi vắng và việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ Tết sẽ không phạm đến gia tiền, thần phần. Ngoài ra, lau dọn bàn thờ ngày Tết trước 00h mùng 1 còn mang ý nghĩa tâm linh, tránh quét hết tài lộc, thịnh vượng trong năm mới của gia đình ra khỏi nhà. 

Tuy nhiên, việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết sẽ không cố định mà phụ thuộc vào thời gian rảnh của bạn. Thông thường, các gia đình Việt thường chọn dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày Tết từ khoảng 25 đến 29 tháng chạp. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản, đúng cách

Trang trí bàn thờ ngày Tết là một việc không dễ cũng không khó. Dễ ở đây bạn chỉ cần vài dụng cụ và vài thao tác đơn giản đã có thể bày bàn thờ đẹp ngày Tết cho gia đình. Tuy nhiên, cái khó ở đây là bạn cần tuân thủ đúng quy trình, lễ lộc để tránh phạm gia tiên và đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Vậy đâu là cách bày bàn thờ ngày Tết đúng, chuẩn? Chi tiết sẽ được hướng dẫn ngay dưới đây:

Cách hạ bàn thờ ngày Tết đúng cách

Cách hạ bàn thờ ngày Tết đúng cách
Cách hạ bàn thờ ngày Tết đúng cách

Đầu tiên, trước khi lau dọn, trang trí bàn thờ ngày Tết bạn cần phải hạ bàn thờ, di dời các vật dụng. Tuy nhiên, bàn thờ là nơi linh thiên, cần phải thực hiện chỉn chu, đúng cách để tránh mang đến xui xẻo trong năm. Sau đây là các bước hạ bàn thờ gia tiên ngày Tết bạn cần tuân thủ: 

  • Bước 1: Chuẩn bị nhang đèn, lễ vật và một cái bàn to, cao phủ vải hoặc giấy đỏ để hạ bàn thờ. Đồng thời, mở rộng các cửa chính, cửa sổ trong nhà.
  • Bước 2: Người hạ bàn thờ phải là gia chủ hoặc người trong gia đình. Trước khi thực hiện hạ bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ tươm tất. 

Thắp nhang xin phép tổ tiên dọn dẹp, trang trí bàn thờ ngày Tết

  • Bước 3: Gia chủ thắp nhang khấn vái tổ tiên, xin được phép hạ đồ thờ cúng, lau dọn và trang trí bàn thờ ngày Tết. 
  • Bước 4: Sau khi nhang tàn, gia chủ sẽ bắt đầu di dời từng vật phẩm trên bàn thờ xuống, trừ lư hương. 

Lưu ý: Nên đặt bàn thờ riêng với các đồ thờ cúng khác, nếu gia đình có cả bài vị thần linh và gia tiên thì phải đặt riêng. 

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết
Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

Sau khi hạ các vật phẩm trên bàn thờ, tiếp theo gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp bàn thờ ngày Tết. Sau đây là các bước lau dọn bàn thờ tuần tự, đúng chuẩn: 

  • Bước 1: Sử dụng khăn sạch, lau từng vật phẩm thờ cúng. Lưu ý lau linh vị, tượng thờ trước rồi mới đến các đồ thờ cúng khác. 

Lau từng vật phẩm trên bàn thờ

  • Bước 2: Tiếp đến, dọn dẹp bụi bẩn trên bàn thờ. Nếu có hai bàn thờ, nên lau bàn thờ trên cao trước sau đó mới đến bàn thờ dưới. 
  • Bước 3: Sau khi lau dọn hết tất cả, gia chủ sẽ tiến hành tỉa chân nhang. Nên để lại 3 hoặc 5 chân nhang. Trong quá trình lau dọn lư hương, tránh xê dịch quá nhiều. 

Tỉa chân nhang lư hương

  • Bước 4: Cuối cùng, sắp xếp lại các vật phẩm về lại vị trí cũ, đúng thứ tự ban đầu. 

Cách sắp xếp trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Cách sắp xếp trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Cách sắp xếp trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Sau khi đã hoàn tất chỉn chu các thao tác trên, gia chủ có thể tiến hành trang trí bàn thờ ngày Tết để đem lại không khí tươi mới, sinh động cho gia đình như sau:

  • Sử dụng mâm ngũ quả để trang trí bàn thờ, mang lại may mắn tài lộc cho gia đình. Tùy vào phong tục từng vùng mà gia chủ có thể chọn mâm ngũ quả phù hợp. 

Sắp mâm ngũ quả lên bàn thờ

  • Sử dụng một hoặc hai bình hoa tươi, đặt ở hai bên lư hương hoặc trước di ảnh. 
  • Trang trí thêm bánh chưng, bánh tét để tạo không khí Tết ấm cúng, đậm chất truyền thống cho gia đình. 
  • Chọn thêm các vật phẩm phong thủy như đèn lồng, câu đối,… để trang trí xung quanh bàn thờ cho thêm phần sinh động, rực rỡ. 
Thành quả sau khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Thành quả sau khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Lưu ý: Khi sắp xếp các lễ vật nên sắp xếp hai bên ngang nhau và cân đối.

Nguyên tắc bày bàn thờ ngày Tết

Để trang trí bàn thờ ngày tết đúng cách, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc như sau: 

Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng”

Vị trí đặt bàn thờ là vị trí có điểm tựa vững chắc. Tốt nhất, bàn thờ nên có phòng riêng hay còn gọi là phòng thờ. Nếu không, bạn có thể đặt bàn thờ trong phòng sinh hoạt, phòng khách. Tuyệt đối không đặt bàn thờ trong phòng ngủ, phòng ăn hoặc phòng bếp. 

Dựa theo phong thuỷ chuyên sâu, “Vị” ở đây là bàn thờ được đặt tại các cát cung theo thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: Âm Quý nhân, Dương Quý nhân, Thiên Lộc và Thiên Mã. Trong đó, Âm Quý nhân được xem là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh, kế tiếp là Dương quý, Lộc vị, thứ nữa sẽ đến 16 cung Huyền khổng trạch vận (các cung như Diên thọ, Tài lộc, Tử tức). 

Những nguyên tắc khi bài trí bàn thờ sao cho đúng
Những nguyên tắc khi bài trí bàn thờ sao cho đúng

Nguyên tắc sạch sẽ nhằm kích hoạt cát khí

Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tổ tiên trong gia đình nên thường sẽ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Vì vậy, việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ là công việc đầu tiên phải được thực hiện một cách cẩn thận. Chổi quét và khăn lau bàn thờ phải là khăn riêng. Không gian thờ tự là nơi thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ký ức tình cảm với các thế hệ.

Vì vậy, giữ bàn thờ sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện việc chăm sóc và hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh của mỗi người. 

Những đại kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Những đại kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày tết cần lưu ý
Những đại kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày tết cần lưu ý

Bên cạnh việc trang trí bàn thờ ngày tết sao cho đẹp, bạn cũng cần lưu ý những đại kỵ cần tránh như sau:

  • Không nên chọn hoa đã nở to hoặc hoa giả để chưng bàn thờ. Ngoài ra, cần chú ý đến cách tỉa hoa, cắm hoa sao cho đẹp mắt và cân xứng nhất. 
  • Khi chọn bát hương, nên chọn bát hương được làm bằng sứ hoặc đồng để mang đến điều may mắn và tài lộc, tuyệt đối không được chọn bát hương được làm từ đá hoa cương. 
  • Trong khi trang trí bàn thờ ngày tết, bạn có thể xê dịch bát hương khi cần thiết. 
  • Đèn trang trí trên bàn thờ phải là ánh sáng có cường độ vừa phải. Tốt nhất, nên sử dụng đèn màu vàng vì đây là màu sắc giúp cho không gian nhà bạn trở nên ấm cúng hơn. 
  • Đặc biệt, không nên để cơ thể lấm lem bụi bẩn khi trang trí bàn thờ vì đây là điều được xem là thiếu tôn trọng đối với các vị thần và người thân đã khuất. 

Bàn thờ tổ tiên ngày tết cần có những gì?

Bàn thờ tổ tiên là vị trí linh thiêng nên việc trang trí và bày biện cũng cần phải thực hiện đúng và tránh những điều tối kỵ. Dưới đây là một số những vật cần có ở bàn thờ tổ tiên ở cả hai miền: 

Những thứ cần có trên bàn thờ gia tiên ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc khi trang trí bàn thờ ngày tết
Mâm ngũ quả miền Bắc khi trang trí bàn thờ ngày tết

Đối với miền Bắc, mâm ngũ quả không thể thiếu chuối và bưởi vì hai món trái cây này mang ý nghĩa giúp nâng đỡ các loại khác. Chuối sẽ tượng trưng cho sự bình an, che chở và gắn kết các thành viên trong gia đình. Bưởi sẽ thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Ngoài hai loại quả này, bạn có thể chưng thêm đào, hồng, quýt, cam,… 

Mâm cúng gia tiên sẽ chuẩn bị khá đầy đủ với 4 bát, 4 đĩa xếp theo kiểu tứ trụ đại diện cho 4 phương và 4 mùa trong năm. Các món ăn trong mâm cúng sẽ gồm có giò lụa, thịt gà, dưa hành, canh xương, bánh chưng, nước chấm,… 

Những thứ cần có trên bàn thờ gia tiên ngày tết miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam khi trang trí bàn thờ ngày tết
Mâm ngũ quả miền Nam khi trang trí bàn thờ ngày tết

Đối với miền Nam, mâm ngũ quả sẽ đặt trên bàn thờ gia tiên sẽ kiêng đặt chuối và cam vì họ cho rằng đây là điều xui xẻo, khổ cực. Mâm ngũ quả miền Nam sẽ gồm có mãng cầu xiêm, xoài, sung, dừa mang biểu tượng của sự sung túc, tốt lành, làm ăn tốt,… Mâm cỗ ở miền Nam sẽ gồm các món dân dã như thịt kho hột vịt, củ kiệu, bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt,… Mỗi món ăn sẽ ứng với ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. 

Cách lau dọn và tỉa chân nhang cần biết

Việc lau dọn bàn thờ cũng cần có những nguyên tắc
Việc lau dọn bàn thờ cũng cần có những nguyên tắc

Để việc lau dọn và trang trí bàn thờ ngày tết dễ dàng hơn, bạn cần lưu ý cách lau dọn và tỉa chân nhang như sau:

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng phong thuỷ

  • Tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu trước khi lau dọn: Điều này sẽ giúp gia chủ tỏ rõ thành ý, nhà cửa cần phải lau dọn sạch sẽ và mở rộng các cửa trong nhà. 
  • Chuẩn bị vật dụng đầy đủ: khăn sạch, các vật dụng lau dọn riêng cho bàn thờ cần được chuẩn bị kỹ để vệ sinh các vật dụng như tượng phật, bài vị, đồ thờ cúng,… tất cả phải được rửa bằng rượu trắng pha loãng với nước và gừng. 
  • Thắp hương thông báo cho gia tiên: trước khi tiến hành dọn dẹp, bạn cần thắp hương để xin phép tổ tiên cho phép bao sái, khi hương tàn hết mới tiến hành lau dọn. 

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang

Để tỉa chân nhang đúng cách, bạn cần thực hiện các bước theo thứ tự như sau:

  • Bước 1: Thắp nhang xin phép tổ tiên hoặc thần linh.
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh, lau dọn bàn thờ. 
  • Bước 3: Tỉa chân nhang ở các lư hương.
  • Bước 4: Xử lý phần tro tàn của nhang.
  • Bước 5: Thắp hương sau khi hoàn thành vệ sinh. 

Hình ảnh trang trí bàn thờ ngày tết phong thuỷ, đẹp

Mẫu bàn thờ gia tiên ngày tết với bức hoành phi và câu đối cổ
Mẫu bàn thờ gia tiên ngày tết với bức hoành phi và câu đối cổ
Mẫu bàn thờ trang trí hoa lay ơn và bình phong thuỷ
Mẫu bàn thờ trang trí hoa lay ơn và bình phong thuỷ
Mẫu bàn thờ gia tiên với bình sứ trắng - xanh
Mẫu bàn thờ gia tiên với bình sứ trắng – xanh
Mẫu bàn thờ gia tiên với mâm cỗ đầy đủ
Mẫu bàn thờ gia tiên với mâm cỗ đầy đủ
Bàn thờ gia tiên trang trí hoa và trái cây
Bàn thờ gia tiên trang trí hoa và trái cây

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, Hộp Quà Tết đã tổng hợp các cách trang trí bàn thờ ngày tết để bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm cách trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp đồng thời có thể tránh được những đại kỵ vào ngày tết. Nếu bạn đang đau đầu khi lựa chọn quà Tết để biếu tặng các thành viên trong gia đình, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với hopquatet.vn để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.