Ý nghĩa thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”
“Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” chắc hẳn là câu nói quen thuộc mà ai cũng thường nghe vào mỗi dịp đầu năm. Mùng 1 Tết là thời gian khởi đầu cho một mùa Tết, vào ngày này nhiều gia đình sẽ ghé thăm gia đình bên nội để chúc Tết đầu năm. Vậy ý nghĩa và nguồn gốc của câu nói này nghĩa là gì, hãy cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây.
Ý nghĩa của thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”
>>Tham khảo thêm:
Câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” đã xuất hiện từ rất lâu trong trong văn hoá Việt Nam. Chúng ta không thể xác định được nguồn gốc của câu nói này từ đâu nhưng trải qua hơn nghìn năm, câu nói này đã dần trở thành một thành ngữ ăn sâu vào trong văn hoá truyền thống của người Việt.
Chính vì vậy, mỗi dịp Tết Nguyên đán, ta vẫn thường nghe câu “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Câu nói mang ngụ ý rằng chúng ta phải biết ơn đến công lao sinh thành, dưỡng dục của các bậc cha mẹ, công lao dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của các thầy cô giáo.
Theo quan niệm xưa của người Việt, “mùng 1 Tết cha” tức là từ “cha” chỉ bên nội, “mùng 2 Tết mẹ” là từ “mẹ” chỉ bên ngoại. Mùng 1 Tết hằng năm, nhiều gia đình sẽ tập trung để chúc Tết bên nội trước rồi mới đến mùng 2, cả gia đình sẽ sang nhà ngoại chúc Tết. Ngày nay, nhiều gia đình không còn quá câu nệ mà thường gộp chung lại một ngày mùng 1 để chúc Tết cả bên nội lẫn bên ngoại và người thân họ hàng khác.
“Mùng 3 Tết thầy là câu nói thể hiện lòng biết ơn của những người thầy cô đã có công giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Vì vậy, các học trò sẽ đến thăm và chúc Tết những người thầy, người cô vào ngày này để thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt từ xưa.
Nguồn gốc của câu hỏi “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”?
Dựa trên nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, câu nói “Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” đã có từ khi có nền giáo dục và chữ viết. Trong lịch sử nghìn năm văn hiến, đây chính là thành ngữ được xếp vào hàng “văn hoá dân gian”. Chính là nơi đã cho ra đời những tác phẩm như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ,… vốn là những tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.
Ngoài ra, có thể cho rằng quan niệm này gắn liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt. Dựa trên tư tưởng Nho giáo, câu nói này mang ý nghĩa của 3 tư tưởng quan trọng nhất đó là quân – sư – phụ. Quân tức là vua, sư nghĩa là thầy, phụ là cha mẹ nên đối với vua phải trung thành, thầy phải kính trọng và cha mẹ là phải hiếu thảo.
Ý nghĩa từng phần trong câu
“Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” nếu tách ra làm 3 câu thì sẽ mang những ý nghĩa như sau:
Mùng 1 Tết cha nghĩa là gì?
Mùng 1 là ngày quan trọng nhất, trước ngày mùng 1 là đêm Giao thừa lại quan trọng hơn. Vì vậy, đây chính là thời khắc thiêng liêng để dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Đây cũng chính là lễ cúng khởi đầu cho ngày mùng 1 Tết.
Dựa trên quan niệm xưa của người Việt, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Vì vậy, cụm từ “mùng 1 Tết cha” có nghĩa là cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội vào ngày này, trước để cúng bái tổ tiên, sau là để chúc Tết ông bà, cha mẹ. Sau khi mọi thứ hoàn tất, con cháu sẽ chúc Tết và nhận lì xì đầu năm, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cơm đầu năm, vừa thưởng thức, vừa trò chuyện vui vẻ.
Cuối cùng, cả đình sẽ đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết phía bên nội, cùng trò chuyện và trao nhau những lời chúc Tết an lành, nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
>>>Xem thêm: Những món quà Tết biếu bố mẹ chồng ý nghĩa
Mùng 2 Tết mẹ nghĩa là gì?
Vào mùng 2 Tết, cả gia đình sẽ “xuất hành” sang nhà ngoại để chúc Tết – tức là bên “mẹ” nên đây chính là nguyên nhân người xưa thường gọi mùng 2 là “Tết mẹ”. Tương tự như nghi thức bên nhà nội vào mùng 1, cả nhà sẽ có những giây phút quây quần bên nhau để tận hưởng bầu không khí tươi mới, tích cực của mùa xuân.
Đặc biệt, đối với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm gia đình. Đây chính là thời điểm lý tưởng để quây quần, hàn huyên với bố mẹ đẻ, thăm viếng họ hàng, anh em, bạn bè sau một thời gian dài không gặp mặt.
>>>Xem thêm: Những món quà Tết tặng bố mẹ vợ được các chàng rể lựa chọn
Mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
Cuối cùng, “mùng 3 Tết thầy” là ngày dành cho thầy cô, những người đã có công lao dạy dỗ và truyền đạt cho chúng ta những con chữ và bài học bổ ích. “Tết thầy” còn được xem là “ngày Nhà giáo Việt Nam” từ xưa khi ngày 20/11 chưa được ra đời. Đây chính là ngày để bao thế hệ học trò có cơ hội tỏ lòng biết ơn đến với những người “lái đò”
>>>Xem thêm: Các món quà Tết biếu thầy cô giáo, đền đáp công ơn dạy dỗ
LỜI KẾT
Trên đây là thông tin và ý nghĩa về câu nói “Mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy” mà Hộp Quà Tết đã tổng hợp lại. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này vào ngày Tết cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn cho gia đình vào dịp đặc biệt này.