Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta như thế nào? Có nên gộp không?

Tết Tây và Tết Ta khác nhau như thế nào? Có nên kết hợp Tết Tây và Tết Ta lại với nhau không? luôn là đề tài thảo luận sôi nổi của nhiều chuyên gia văn hóa hiện nay. Trong không khí ngày Tết đang đến gần, hãy cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta, cũng như tìm câu trả lời về việc có nên gộp Tết Tây và Tết Ta hay không nhé!

Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta

>>>Tham khảo thêm:

Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta biểu hiện qua rất nhiều vấn đề khác nhau từ thời điểm đón Tết, thời gian nghỉ, các hoạt động giải trí cho đến các quan niệm. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:

Về thời điểm đón Tết

Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta về thời điểm đón Tết
Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta về thời điểm đón Tết

Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta đầu tiên phải nhắc đến là thời điểm đón Tết – thời điểm bắt đầu năm mới. Ở các nước phương Tây, họ chỉ sử dụng dương lịch hay còn gọi lịch mặt trời để tính thời gian, do đó thời điểm đón Tết Tây sẽ rơi vào ngày 01/01 năm dương lịch. Ngược lại, ở Việt Nam, do canh tác nông nghiệp nên chúng ta còn sử dụng âm lịch hay còn gọi lịch mặt trăng, chu kỳ lịch mặt trăng thường muộn hơn dương dịch 1 đến 2 tháng.

Chính sự yếu tố này đã tạo hai  thời điểm đón Tết Tây và Tết Ta khác nhau. Như vậy, thời điểm đón Tết Ta sẽ muộn hơn thời điểm đón Tết Tây 1 đến 2 tháng. 

Thời gian nghỉ lễ

Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta về thời gian nghỉ lễ
Sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta về thời gian nghỉ lễ

Sự khác nhau giữa Tết Tây và Tết Ta tiếp đến chính là thời gian nghỉ lễ. Theo Bộ Luật Lao Động, thời gian nghỉ lễ của Tết Tây và Tết Ta sẽ được phân chia như sau: 

Đối với Tết Dương lịch, ngày đầu tiên của năm mới, tức ngày 1 tháng 1, được công nhận là một ngày nghỉ lễ quan trọng trên khắp các quốc gia phương Tây và cả Việt Nam. Trong ngày này, học sinh, sinh viên và người lao động thường được nghỉ làm một ngày. Tuy nhiên, nếu ngày 1 tháng 1 trùng với ngày nghỉ cuối tuần (thứ Bảy hoặc Chủ nhật), người lao động, học sinh và sinh viên thường được hưởng một ngày nghỉ bù thêm, để đảm bảo có một kỳ nghỉ đầy đủ và liền mạch.

Trong khi đó, thời gian nghỉ lễ Tết âm lịch kéo dài lâu hơn. Số ngày nghỉ Tết âm lịch (Tết Ta) thường kéo dài từ một tuần đến hai hoặc ba tuần, tùy thuộc vào từng đối tượng. Học sinh thường có khoảng gần 2 tuần nghỉ Tết âm lịch, trong khi sinh viên có thể có thời gian nghỉ kéo dài hơn tới gần một tháng và đôi khi còn lâu hơn nữa. Người lao động thường có khoảng một tuần nghỉ Tết âm lịch.

Thời gian nghỉ lễ kéo dài trong Tết âm lịch nhằm tạo điều kiện cho mọi người cùng sum họp gia đình, tham gia các nghi lễ truyền thống và nghỉ ngơi sau một năm làm việc. Đây là thời gian quan trọng để mọi người cùng nhau tận hưởng và kỷ niệm ngày Tết trong văn hóa truyền thống người Việt.

Các hoạt động trong ngày Tết

Các hoạt động trong ngày Tết trong tết tây và tết ta khác nhau thế nào
Các hoạt động trong ngày Tết trong tết tây và tết ta khác nhau thế nào

Ngoại trừ hoạt động bắn pháo hoa đón giao thừa, chúc nhau những lời chúc tốt lành trong năm mới, các hoạt động đón Tết Tây và Tết Ta cũng mang nhiều sự khác biệt. Chính yếu tố này, tượng trưng cho sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây. 

Đối với Tết Ta, các hoạt động trong ngày Tết thường đa dạng hơn. Mỗi khi Tết đến, mọi người thường tổ chức các bữa ăn tất niên, sum họp và quây quần bên nhau để đón chào năm mới, tạm biệt năm cũ, trao nhau những phần quà, lì xì và lời chúc năm mới an lành. Bên cạnh đó, đây còn là thời điểm con cháu tỏ lòng biết ơn, kính trong với tổ tiên, các thế hệ đi trước thông qua việc thờ cúng.

Ngược lại, trong Tết Tây, mọi người lại không coi trọng việc đoàn viên, sum họp mà hướng đến việc đi dạo, tham gia các buổi bắn pháo hoa, countdown cuối năm. Một phần sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta này có thể do thời gian nghỉ lễ Tết Tây khá ngắn chỉ khoảng 2 – 3 ngày. Ngoài ra, trong các ngày như mùng 1, 2, 3 ở Tết Ta, người Việt thường tham gia các hoạt động như viếng chùa, hái lộc, thăm hỏi người thân, du xuân,… Trong khi ở Tết Tây lại không chú trọng những hoạt động này. 

Các quan niệm về năm mới

Một trong những sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta dễ nhận thấy tiếp theo chính là các quan niệm về năm mới. Trong Tết Ta, các phong tục truyền thống, kiêng kỵ ngày Tết được người Việt rất chú trọng nhằm đem đến tài lộc, thịnh vượng trong năm mới cũng như xua đuổi những xui xẻo, tai ương. Một số phong tục, kiêng kỵ có thể nhắc đến như kiêng quét nhà, không làm vỡ, bể đồ vật, kiêng cho lửa, nước đầu năm, tránh cãi vã, bất  hòa trong năm mới,…

Trong khi đó, trong Tết Tây không quá quan trong những tục lệ, kiêng kỵ này. Người phương Tây thường quan niệm năm mới sẽ hướng đến những điều tích cực, vui vẻ hơn. Vì thế, Tết Tây ở Việt Nam cũng ảnh hưởng bởi quan niệm này. 

Có nên gộp Tết Tây và Tết Ta chung không?

Có nên gộp Tết Tây và Tết Ta chung không?
Có nên gộp Tết Tây và Tết Ta chung không?

Câu hỏi có nên gộp Tết Tây và Tết Ta hay không vẫn là vấn đề nan giải của nhiều người trong những năm qua. Đề xuất kết hợp Tết Tây và Tết Ta xuất phát từ giáo sư Võ Tòng Xuân, ông cho rằng: “Việc gộp Tết Tây và Tết Ta lại giúp Việt Nam dễ dàng hội nhập kinh tế thế giới, đưa kinh tế  đất nước phát triển lớn mạnh hơn”. 

Sau hơn 12 năm sau tranh cãi về vấn đề này, trong buổi trao đổi gần đây nhất, giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn khẳng định không thay đổi quan điểm. Ông nói thêm: “Tết âm lịch của chúng ta kéo dài quá lâu và gây ảnh hưởng không ít đến năng suất và công việc chung của đất nước. Nếu kết hợp Tết Tây và Tết Ta lại, vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để.”

Tuy nhiên, theo phỏng vấn nhiều bạn trẻ vẫn cho rằng không nên gộp Tết Tây và Tết Ta chung làm một. Bởi Tết Ta được cho là truyền thống, nét văn hóa riêng của người Việt, chúng ta hội nhập, hòa nhập chứ không “hòa tan”. Trong khi đó, Tết Ta hiện nay cũng đã tinh gọn hơn xưa rất nhiều, người Việt đã bắt đầu dung hòa giữa tài chính và truyền thống để đảm bảo có cái Tết trọn vẹn, phù hợp với từng cá nhân. Thay vì lo lắng kinh tế trong những ngày Tết không thể phát triển, sao không tập trung phát triển tốt trong năm.

Thông qua bài viết trên đây, Hộp Quà Tết đã giúp bạn giải đáp sự khác biệt giữa Tết Tây và Tết Ta. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu thâm về lễ Tết truyền thống của người Việt ta. Ngoài ra, đừng quên làm cho cái Tết Nguyên Đán thêm phần trọn vẹn, ấm áp bằng cách chọn những món quà Tết thật ý nghĩa tại Hộp Quà Tết để biểu thị sự quan tâm, biết ơn với những người thân yêu nhé!

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: https://hopquatet.vn/

Tác giả: Hồng Y

nut-ctl

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.