Kinh nghiệm cúng ông Táo dịp Tết Nguyên Đán

Người Việt thường tổ chức cúng ông táo vào cuối tháng Chạp bắt nguồn từ sự tích ông công ông táo. Hoạt động cúng ông công ông táo được xem là quan trọng bậc nhất của người Việt. Chính vì thế, mọi người cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót trong quá trình cúng ông Công ông Táo.

Bắt nguồn của phong tục cúng ông Táo

>>>Tham khảo thêm:

Tục cúng ông táo bắt nguồn từ từ 3 vị thần thổ công, thổ địa và thổ kỳ của Trung Quốc nhưng được chuyển thành thần đất, thần nhà và thần bếp núc ở Việt Nam. Theo sự tích thì ngày xưa do 2 vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao không con cái nên mâu thuẫn, dẫn đến việc Trọng Cao đuổi vợ đi. Thị Nhi bỏ đi thì gặp được Phạm Lang, 2 người phải lòng nhau nên duyên vợ chồng.  Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Phong tục cúng ông Táo

Hình minh họa: Phong tục cúng ông Táo

Do hết lộ phí, Trọng Cao thành kẻ ăn xin. Khi ăn xin thì đến nhà Thị Nhi, nàng nhận ra bèn mời chàng ăn cơm trong lúc Phạm Lang đi vắng. Khi Phạm Lang về, Thị Nhi giấu Cao trong đống rơm. Đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy thế, Nhi lao mình vào  đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thấy 3 người sống có nghĩa nên phong cho làm Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Mặt khác, ngày 23 tháng chạp các Táo sẽ chầu trời để báo cáo những việc tốt và xấu của gia chủ trước Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa của việc cúng ông Táo

Các Táo không chỉ trông coi nhà cửa mà còn giúp đỡ phúc vận và xua đuổi những xui, rủi cũng như có trách nhiệm báo cáo cho Ngọc Hoàng những việc mà gia chủ đã làm. Chính vì thế, việc cúng Táo một cách chỉn chu, đúng cách sẽ giúp vận khí của gia chủ được các Táo phù hộ, bảo trợ, đồng thời các Táo cảm nhận được sự thành tâm thành kính mà giảm nhẹ tội trong năm vừa qua để Thiên Đình định đoạt.

Thời gian cúng ông Táo ngày nào?

Thời gian cúng ông Táo ngày nào?
Hình minh họa: Thời gian cúng ông Táo ngày nào?

Thông thường thời điểm cúng ông Táo sẽ rơi vào 23 tháng chạp (âm lịch) hằng năm. Năm nay – 2024, ngày cúng ông Táo sẽ rơi vào 02/02/2024 (dương lịch). Ngoài ra, nghi lễ cúng ông Táo về trời nên được hoàn thành trước giờ ngọ 23 tháng chạp – tức 11 đến 13 giờ, để ông công, công Táo có thể về thiên đình bẩm báo đúng thời hạn. Do đó, bạn nên lưu ý chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ đúng thời gian để tỏ lòng thành kính và tri ân với vị thần đã trông nom, bảo vệ gia đình trong suốt một năm qua. 

Ngoài ngày 23 tháng chạp, bạn cũng có thể tham khảo những thời điểm hoàng đạo khác cúng ông Táo, tránh tình trạng bận rộn, không thể thực hiện đúng ngày: 

  • Ngày 17 tháng Chạp (27/01/2024 dương lịch): Thứ 7, ngày Canh Dần, thuộc hoàng đạo Kim Quỹ.
  • Ngày 18 tháng Chạp (28/01/2024 dương lịch): Chủ Nhật, ngày Tân Mão, thuộc kim đường hoàng đạo.
  • Ngày 20 tháng Chạp (30/01/2024 dương lịch): Thứ ba, ngày Quý Tỵ, thuộc hoàng đạo Ngọc Đường.

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024

Để bày tỏ đầy đủ sự tôn trọng, biết ơn với các vị thần linh đã bảo vệ gia đình, bạn cần tuân thủ và chuẩn bị đầy đủ lễ vật, mâm cỗ cũng như thực hiện đúng thứ tự nghi lễ.

Lễ vật, mâm cúng ông Táo

Mâm Lễ vật, mâm cúng ông Táo
Hình minh họa: Mâm lễ vật, mâm cúng ông Táo

Theo quan niệm dân gian, để các vị Táo quân có phương tiện đi lại từ hạ giới về chầu trời. Miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa Táo về trời. Sau khi làm lễ sẽ thả những con cá chép ra ao hồ hoặc sông. Ở miền Trung thì mọi người dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn ở miền Nam thì lễ vật được chuẩn bị có phần đơn giản hơn như mũ, áo, hài và cá chép giấy.

Đối với lễ vật cúng Táo Quân, cần chuẩn bị như:

  • Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc cho ông Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà không có cánh chuồn.
  • Quần áo giấy: 2 bộ nam, 1 bộ nữ
  • Hài: 2 đôi hài nam. 1 đôi hài nữ
  • Giấy tiền vàng mã
  • Trái cây tươi trái như quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long…
  • Cau trầu tươi
  • Hương, nến, rượu hoặc trà

Chẳng hạn mâm cúng ngọt thì bạn có thể chọn trái cây, bánh trái và chai rượu. Ngoài ra, để tiện lợi với người bận rộn thì bạn có thể chọn các giỏ quà tặng gói sẵn để trưng bày lên mâm cúng ông Táo.

Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?
Hình minh họa: Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

Bên cạnh lễ vật, mâm cúng ông Táo đơn giản cũng có vai trò vô cùng quan trọng thể hiện sự thành kính với các vị thần. Tùy vào phong tục vùng miền, gia đình mà bạn có thể lựa chọn mâm cỗ chay hoặc mặn. Một số gợi ý về đồ cúng ông Táo bạn có thể tham khảo như sau:

  • Mâm cúng ông Táo chay: Sườn gà chay chiên/xào, canh thập cẩm chay, nem rán chay, chè, mướp xào giá đỗ,…
  • Mâm cúng ông Táo mặn: Bánh chưng/ bánh Tết, xôi, nem rán, gà luộc, rau củ xào, dưa món,…

Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2024

Thông thường, thứ tự cúng ông Công, ông Táo sẽ theo tuần tự sau:

  • Chuẩn bị và bày biện lễ vật, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.
  • Thắp nhang, đọc bài khấn/cúng tiễn đưa ông Táo về trời. 
  • Sau nhang tàn, thắp tiếp một tuần hương để làm lễ tạ và hóa vàng mã, thả cá chép ra sông để hoàn tất nghi lễ. 

Bài cúng ông Táo, ông Công chuẩn nhất

Môi địa phương, vùng miền sẽ có phong tục và bài cúng ông Táo khác nhau. Tuy nhiên, để cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo văn khấn từ nhà xuất bản Văn hóa thông tin trong văn khấn cổ truyền dưới đây:

“Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Đất, Thần Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con là: … Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, chúng con thành tâm dâng hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương chúng con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Kinh bái: Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần)”

Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo
Hình minh họa: Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng đúng, đủ, khi cúng ông Công ông Táo, bạn cũng cần tuân thủ các quy tắc, kiêng kỵ để đảm bảo sự trang trọng và tôn kính với các vị thần linh. Cụ thể như sau:

  • Đọc văn khấn cúng ông Táo cần với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, và mạch lạc.
  • Tránh cầu xin tài lộc, sung túc trong lễ cúng, mà tập trung vào việc xin ông Công ông Táo báo cáo về những việc tốt đẹp trong năm.
  • Không nên cúng sau 12 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp, để đảm bảo nghi lễ được tiến hành đúng thời gian.
  • Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp, vì bếp được coi là nơi linh thiêng trong gia đình.
  • Tránh thả cá chép từ trên cao xuống, vì điều này có thể coi là việc làm không tôn trọng và gây mất trật tự trong lễ cúng ông Táo.

Những câu hỏi liên quan đến cúng ông Táo

Ông Công ông Táo là ai?

Ông Công ông Táo là ai?
Hình minh họa: Ông Công ông Táo là ai?

Nguồn gốc và sự tích Ông Công ông Táo có nhiều phiên bản và được lưu truyền dưới nhiều dạng câu chuyện khác nhau. Theo người xưa, Ông Công ông Táo bắt nguồn từ ba vị thần trong tín ngưỡng người Trung Quốc là Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ.

Tuy nhiên, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ba vị thần này đã được Việt hóa chuyển thành sự tích “2 ông 1 bà” gồm vị thần Đất, vị thần Bếp núc và vị thần Nhà, mà nhiều người thường gọi chung là Táo quân hay ông Táo. Ba vị thần này được coi là những vị thần quan trọng trong việc duy trì hòa bình, may mắn và sự phồn thịnh cho gia đình.

Ngoài ra, theo truyền thuyết kể rằng vào ngày 23 tháng Chạp, Ông Công ông Táo sẽ trở về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về các việc làm tốt, xấu của gia đình thủ hộ trong năm qua. Và Ngọc Hoàng sẽ đánh giá và thưởng phạt phân minh với gia chủ.

Có cúng rước ông Táo không?

Theo phong tục, sau khi cúng ông Táo về trời bẩm báo, ngày 30 tháng chạp sẽ cúng rước ông Táo về lại với gia đình. Tuy nhiên, ngày ngày có thể thay đổi tùy vào năm đó có ngày 30 hay không, nếu không có nghi lễ rước ông Táo sẽ được thực hiện vào 23h00 – 23h45 ngày 29 tháng chạp – tức đêm giao thừa. 

Bàn thờ ông Táo nên đặt ở đâu?

Bàn thờ ông Táo nên đặt ở đâu?
Hình minh họa: Nên đặt bàn thờ ông Táo ở đâu?

Nhằm đảm bảo phong thủy cho gia đình và thể hiện sự kính trọng với ông Táo, bàn thờ ông Táo nên được đặt phía trên và chính giữa tủ bếp. Bàn thờ nên được quay ra hướng Nam và đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

Cúng ông Táo cá chép mấy con là đủ?

Việc cúng mấy con cá chép sẽ tùy thuộc vào phong tục vùng miền hoặc điều kiện gia đình. Thông thường, người ta người cúng ông Táo về trời với 1 hoặc một cặp cá chép. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể chọn cúng 3 con cá chép tương ứng với 3 vị thần.

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo về trời

Cúng ông Táo được tổ chức 1 lần hay nhiều lần theo các gia đình. Tuy nhiên, cũng ông Táo ngày 23 tháng chạp gần như là bắt buộc và long trọng nhất. Tết ông Công ông Táo tùy mỗi gia đình chuẩn bị nhưng dứt khoát phải có bộ mã, quần áo hia cho Táo Quân điều phải mới. Ngoài ra còn có tiền vàng, Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thỏi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ.

Lưu ý khi cúng ông Táo

Hình minh họa: Không nên vứt cả bọc cá xuống hồ, mà nên thả cá bơi đi

Dưới đây là 5 lưu ý giúp bạn cúng ông Táo đúng chuẩn:

  • Bàn thờ Táo quân nên được đặt gần bếp, phải có bài vị ghi rõ ràng “Định Phúc Táo Quân” nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc bằng chữ Hán.
  • Sắm lễ ông táo phải gồm: Một mâm cỗ (mặn hoặc chay) , bánh kẹo, trầu cau, rượu, nhang hương, hoa, Trái cây, ba bộ mũ áo (2 mũ ông 1 mũ bà), hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời. Lễ vật phải đầy đủ, chu đáo.
  • Nơi để thả cá phải đảm bảo rằng nước sạch, không bị ô nhiễm, nên chọn ao hồ rộng rãi, thông thoáng và có cảnh đẹp. Đảm bảo cá sống được. Tránh nơi nước bẩn.
  • Phóng sinh là hoạt động thiện, chính vì thế tâm cũng phải thiện, phải nghĩ đến điều tốt đẹp, phải vui vẻ, vô tư khi phóng sinh. Không thả cá kèm tro xuống nước.
  • Tránh để cá bị vớt lên nếu không ông Táo không có phương tiện để về trời.

LỜI KẾT

Cúng ông Táo là một phong tục đẹp của người Việt, thể hiện sự thành kính của người Việt trước những truyền thống lâu đời. Chính vì có các vị thần luôn trông coi và bảo hộ , nên chúng ta cần chú ý làm nhiều việc tốt và không làm việc xấu để phúc vận dồi dào, sống an yên. Hộp Quà Tết là một địa chỉ uy tín về cung cấp giải pháp quà tặng sẽ giúp bạn có một giỏ quà tết hợp lý nếu bạn liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để được thiết kế giỏ quà cho mọi dịp lễ:

  • Hotline: 0903 342 137
  • Website: www.hopquatet.vn
  • Email: Marketing@hopquatet.vn
  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P14, Quận Tân Bình

Tác giả: Hồng Y

nut-ctl

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.