Cách bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết 3 miền mang may mắn vào nhà
Mỗi dịp năm mới, mâm ngũ quả đẹp ngày Tết là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Điều này không chỉ giúp mang không khí Tết mà còn có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Tuỳ theo từng vùng miền sẽ có các loại quả và cách bày trí khác nhau. Cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, cách bày mâm quả sao cho đẹp bạn nhé!
Nguồn gốc mâm ngũ quả bắt nguồn từ đâu?
>>>Tham khảo thêm:
- Những câu chúc tết hay
- Đặc sản miền bắc làm quà
- Cách làm giỏ trái cây Tết
- Quà tết cho người cao tuổi
Mâm ngũ quả có thể hiểu là một mâm trái cây với năm loại quả có màu sắc và mùi vị khác nhau biểu thị cho ước nguyện của gia chủ trong ngày đầu năm mới. Nó vừa mang lại giá trị hữu dụng như trưng bày cho căn nhà thêm lộng lẫy vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh. Mâm ngũ quả dâng lên Ông bà, Tổ tiên vào những ngày Tết là điều bắt buộc theo phong thuỷ phương Đông vì ngũ quả ở đây biểu hiện cho 5 nguyên tố của vũ trụ là Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ.
Bên cạnh đó, mâm ngũ quả ngày Tết còn là biểu tượng của thành quả lao động miệt mài suốt cả năm trời của gia đình. Những loại quả ngon, căng tròn đều là công sức miệt mài để khi đến dịp xuân về, thời tiết trong xanh dâng lên Tổ tiên bằng sự thành kính.
Ngoài ra, những loại quả này còn tượng trưng cho sự đủ đầy, tương ứng với các mệnh của con người, với mong muốn đạt được ngũ phúc lâm môn là: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đây chính là nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt, dù bạn đi khắp các miền của đất nước cũng sẽ dễ dàng bắt gặp.
Qua sự khéo léo từ bàn tay con người mà mâm ngũ quả có thể được tạo với nhiều hình thù khác nhau bày trên bàn thờ tổ tiên hay trưng trên bàn tiếp khách trong ngày Tết Nguyên Đán. Chúng là biểu tượng cho sự giao hòa của đất trời và sự cân bằng âm dương trong ngũ hành giúp cho năm mới được thịnh vượng và may mắn.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là gì?
Mâm ngũ quả ngày Tết được bày biện trên bàn thờ Ông bà, Tổ tiên và dịp Tết Nguyên đán mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Có ít nhất 5 năm loại trái cây khác nhau được bài trí trên mâm. Những mong cầu về sự tốt lành cho một năm mới sung túc sẽ được mỗi gia đình gửi gắm thông qua những loại quả này. Mâm quả của người Việt sẽ không giống nhau vì điều đó sẽ phụ thuộc vào các loại quả chỉ có ở các vùng miền đó. Nhìn chung, ý nghĩa thực sự của nó sẽ là cầu mong may mắn, sung túc, sức khoẻ, bình an và sống thọ.
Ý nghĩa các loại quả trên mâm ngũ quả ngày Tết
Tùy theo mục đích, niềm mong mỏi và khát vọng đạt được điều gì đó trong năm mới mà mỗi miền Bắc, Trung, Nam sẽ có cách lựa chọn trái cây bày trên mâm ngũ quả đẹp ngày Tết khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của một số loại quả thường được người dân sử dụng như:
- Mãng cầu: Cầu chúc năm mới dồi dào sức khỏe, mọi sự đều tốt đẹp, suôn sẻ.
- Dừa: Biểu thị cho mong ước một năm sẽ luôn có cuộc sống vừa đủ, không thừa cũng không thiếu mang lại sự an lạc và hạnh phúc.
- Đu đủ: Trên con đường công danh, sự nghiệp, tình cảm và cuộc sống sẽ luôn trọn vẹn và không gặp trắc trở.
- Xoài: Phát âm gần giống với “xài”, mong cho năm mới sung túc có thể tiêu xài không thiếu thốn.
- Sung: Hy vọng một năm sung mãn cả về tiền tài và sức khỏe.
- Chuối: Với hình ảnh nải chuối chụm vào nhau tượng trưng cho sự bao bọc, che chở của người mẹ đem đến câu chúc Tết sum vầy, đầm ấm.
- Cam, quýt: Tựa như ánh mặt trời giúp vạn vật sinh sôi nên cam, quýt được coi là biểu tượng cho sự thành đạt, may mắn trong năm mới.
- Phật thủ: Mang đến ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bàn tay của Phật sẽ che chở cho gia đình luôn được hạnh phúc và bình an.
- Bưởi: Quả bưởi có hình tròn biểu thị cho sự trọn vẹn mang ý nghĩa trường thọ, phúc lạc và an khang.
- Đào: Cầu chúc cho con đường công danh, sự nghiệp sẽ luôn phát triển và thăng tiến hơn nữa.
- Lựu: Mong cho năm mới con đàn cháu đống, gia đình hòa hợp, yêu thương nhau.
- Thanh long: Được ví như tên gọi của rồng biểu thị cho sự phú quý, tài lộc. Trưng thanh long ngày Tết ngụ ý sự giàu sang, tiền tài liên tục chảy vào nhà.
- Dưa hấu: Dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ mong ước một năm thuận buồm xuôi gió, vượng khí hanh thông và đón nhận nhiều điều may mắn.
- Lêkima: Được coi là loại quả do trời ban sẽ giúp gia chủ thu hút được nhiều người tốt sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Táo: Gửi gắm câu chúc đủ đầy, thịnh vượng và sung túc trong năm mới.
Mâm ngũ quả gồm những quả gì?
Để bày biện mâm ngũ quả ngày Tết thật đẹp thì chúng ta cần phải biết nên chọn quả sao cho phù hợp. Dưới đây là một số loại quả để trang trí dựa theo từng vùng miền, cùng tham khảo nhé!
Các loại quả trong mâm ngũ quả miền Bắc
Miền Bắc thường đặt nặng đến vấn đề phong tục, lễ nghĩa và truyền thống nên mâm ngũ quả ở đây phải đảm bảo tuân thủ 5 yếu tố ngũ hành trong vũ trụ. Cụ thể là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ứng với những loại quả như chuối, phật thủ, đào, quýt, bưởi, hồng,…
Thông thường, chuối sẽ được đặt bên dưới để làm bệ đỡ cho toàn bộ những loại trái cây khác. Kế đến sẽ là phật thủ, bưởi và những trái có kích thước tương tự. Nhằm hạn chế khoảng trống của mâm ngũ quả, người dân còn sắp xếp xen kẽ quýt, cam hoặc ớt chín đỏ tạo màu sắc nổi bật cho toàn bộ tổng thể.
Tuy vậy, do sự trù phú và màu mỡ của đất đai mà ở nước ta trồng được rất nhiều loại trái cây. Người dân thường tận dụng nó để cúng trời đất hay cúng cho ông bà hưởng hương thơm quả ngọt. Bởi thế nên mọi người cũng không còn câu nệ nhất định chỉ có năm loại quả trên mâm nữa mà chú trọng đến tấm lòng hơn.
Các loại quả trong mâm ngũ quả miền Trung
Bởi đặc trưng là vùng khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và phải chống chọi với hạn hán, lũ lụt hàng năm mà cuộc sống của người dân các tỉnh miền Trung tương đối khó khăn. Do vậy mà việc bày trí mâm ngũ quả ở đây cũng không quá câu nệ hình thức. Thông thường trong nhà có gì thì sẽ cũng nấy, chú trọng vào lòng thành hơn là nghi thức bên ngoài.
Vì lẽ đó mà trên mâm ngũ quả đẹp ngày Tết ở miền Trung sẽ có đa dạng các loại trái cây như chuối, dưa hấu, mãng cầu, thanh long, đu đủ,… Hình dáng mâm ngũ quả thường là hình tháp hoặc long phụng hay đơn giản chỉ cần chọn những loại quả tươi sắp xếp gọn gàng trên dĩa là được.
Các loại quả trong mâm ngũ quả miền Nam
Với văn hóa sống phóng khoáng, rộng lượng chú trọng hưởng thụ những vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại nên mâm ngũ quả đẹp ngày Tết của người miền Nam rất phong phú. Tuy vậy cũng có những chọn lọc và kiêng kỵ riêng. Khác với miền Bắc và miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam sẽ có 5 loại quả đặc trưng đó là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung tượng trưng cho câu “Cầu – dừa – đủ – xài – sung”.
Ngoài 5 loại quả trên thì người miền Nam còn bày thêm hai quả dưa hấu xanh. Bên cạnh đó, trên mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ không có chuối hay cam. Bởi họ tin rằng chuối sẽ khiến cho sự nghiệp và cuộc sống của họ đi xuống. Còn cam tương ứng với câu nói “quýt làm cam chịu” có thể bị vạ lây hoặc bị hiểu lầm gây nên tình huống bất lợi trong năm mới.
Khi bày trí mâm ngũ quả ngày tết, người dân thường đặt những trái có kích thước lớn nằm bên dưới, sau đó đặt quả có kích thước nhỏ hơn bên trên. Điều này giúp cho mâm ngũ quả cầu dừa đủ xài được cố định và trông cân đối hơn.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền đúng cách đơn giản siêu đẹp 2024
Để có một cái Tết sung túc và nhiều sắc màu thì cần chuẩn bị mâm cúng trái cây đa dạng để dâng lên Ông bà, Tổ tiên. Để biết cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho phù hợp với phong thuỷ và từng vùng miền, hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Bắc đẹp và ý nghĩa nhất
Dựa theo thuyết ngũ hành của văn hoá phương Đông, mâm ngũ quả miền Bắc sẽ mang ý nghĩa vạn vật, trời đất đều dung hoà nên sẽ phối theo 5 màu đại diện của từng yếu tố: Kim – trắng; Thuỷ – đen; Mộc – xanh; Hoả – đỏ; Thổ – vàng. Cách bày trí thông thường sẽ là: Nải chuối to ở giữa để đỡ các loại quả khác, phía trước nải chuối sẽ là bưởi hoặc phật thủ vàng, những loại trái cây khác nhau sẽ được xếp xen kẽ màu sắc sao cho bắt mắt.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Trung đẹp và ý nghĩa nhất
Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung rất đơn giản: quả dứa thường đặt cao nhất, xung quanh sẽ là thanh long, xoài, nho, quýt, táo,… Tương tự như mâm ngũ quả miền Bắc, mâm ngũ quả miền Trung cũng dùng các loại quả to, nặng để ở giữa để làm trụ như chuối, mãng cầu, bưởi, dưa hấu,… những loại quả nhỏ hơn như: xoài, nho, quýt, táo,… xếp xen kẽ để lấp đầy mâm quả.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam đẹp và ý nghĩa nhất
Với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” cho một năm mới đủ đầu thì sẽ ứng với 5 quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Bên cạnh đó, một số gia đình miền Nam còn bổ sung thêm một số quả như: thơm (dứa) với mong muốn con đàn cháu đống và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ để mong cầu may mắn.
Một số sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả
Chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết là việc mà gia đình nào cũng cần phải có nhưng để bày biện sao cho đúng, độc đáo, lạ mắt phù hợp với phong thủy thu hút may mắn đến trong năm mới thì dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi bày mâm quả:
Hiểu chưa đúng ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố của ngũ hành tạo nên sự sống cho toàn bộ các loài sinh vật trong vũ trụ bao gồm cả con người. Do đó, mỗi chúng ta cũng bị sự tác động của ngũ hành làm ảnh hưởng. Bởi thế mà, khi trưng bày các loại hoa quả trên mâm bạn phải thật chú ý không nên tạo ra xung khắc giữa chúng sẽ khiến cho năm mới không được thuận lợi và gặp nhiều điều xui rủi.
Một số loại trái cây phổ biến theo thuyết ngũ hành như:
- Kim: tương ứng với màu trắng nên có thể chọn mận, lê trắng, roi, dưa lê trắng,…
- Mộc: có màu xanh lá, tiêu biểu là quả dưa hấu, chuối xanh, đu đủ xanh, dừa, xoài, mãng cầu, sung,…
- Thủy: màu đen ứng với nho đen, măng cụt hay các loại trái cây tối màu.
- Hỏa: tựa như lửa đỏ nên thanh long, dừa lửa, trái hồng, ớt, táo đỏ,… là lựa chọn thích hợp.
- Thổ: đặc trưng của nó là màu vàng, có thể chọn dưa hấu vàng, xoài chín, phật thủ, quất, quýt,… trưng trên mâm ngũ quả đẹp ngày Tết.
Rửa quả trước khi trưng
Sau khi đã mua được những trái cây ưng ý để bày trên mâm quả thì mọi người thường sẽ có xu hướng rửa trước cho sạch để quả sáng bóng và đẹp mắt. Nhưng làm như vậy sẽ khiến cho quả bị đọng nước, dễ bị thối và nhanh hư hơn khiến cho mâm ngũ quả ngày tết không trưng bày được lâu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lấy một miếng khăn giấy ẩm lau qua cho sạch. Bưởi thì có thể hòa chút nước vôi thấm đều bên ngoài vỏ để bưởi không bị ố vàng hay mốc xanh. Nếu bạn muốn tạo độ sáng bóng cho trái cây cũng có thể dùng ít dầu ăn thoa lên bề mặt sẽ hữu ích hơn rất nhiều đấy nhé!
Chọn quả vừa chín đẹp
Mọi người thường mua trái cây chưng Tết vào ngày 27-28 trước đêm giao thừa để có thể kịp chuẩn bị bày mâm ngũ quả ngày Tết. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn quả sao cho đẹp mắt. Chính vì vậy, việc chọn mua hoa quả sẽ sớm hơn, có thể mua vào 27-28 Tết hoặc sớm hơn. Nếu không tính toán thời gian phù hợp mà chọn những quả chín đẹp thì khi bày trí, quả sẽ có các loại chín quá hoặc lá bị héo.
Nếu bạn chọn trái cây quá chín sẽ khiến cho nó nhanh bị héo úa, mềm nhũn khiến mâm ngũ quả đẹp ngày Tết bị biến dạng. Còn nếu chọn quả quá xanh sẽ làm cho màu sắc của mâm quả trông không được hài hòa, sinh động. Vì thế, nên chọn những quả già hoặc chưa chín quá như: chuối phải là chuối xanh; các loại quả như xoài, đu đủ, hồng,… phải là quả ương; dưa hấu nên chọn quả xanh vỏ đỏ lòng. Mặc dù có rất nhiều loại quả nhưng để mâm quả có ý nghĩa hơn, bạn nên bày thêm quả Phật thủ tượng trưng cho bàn tay Phật.
Bày trái cây lên mâm khi vỏ còn ướt
Đây là điều không nên bởi khi bày trái cây ướt lên mâm, những vị trí như cuống hoặc chỗ tiếp xúc giữa các trái cây sẽ dễ bị đọng nước gây nên việc úng, mốc và bốc mùi hôi thối. Bạn nên làm khô trái cây trước khi bày biện lên mâm bằng cách dùng khăn sạch để lau khô (có thể dùng khăn giấy hoặc vải mềm). Hoặc cho trái cây ra rổ to để ở một nơi thoáng mát để ráo nước, không nên phơi nắng vì việc này sẽ làm quả bị héo.
Trưng bày hoa, thực phẩm khác chung với mâm ngũ quả
Hiện nay, với nhiều loại trái cây, thực phẩm đa dạng phong phú nên nhiều gia đình cũng không quá câu nệ về việc chỉ bày mỗi 5 loại quả mà có thể bày thêm nhiều loại hơn. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó là mâm ngũ quả chỉ nên bày quả không nên đặt thêm những thứ khác.
Không dùng quả có gai, có mùi hắc để trưng bày mâm ngũ quả
Những thông điệp may mắn trong mâm ngũ quả sẽ ứng với các yếu tố như: Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (sống lâu) – Khang (sức khoẻ) – Ninh (bình an). Chính vì vậy, bạn nên chọn những loại trái cây phù hợp dựa theo các yếu tố trên. Không nên chọn những loại trái có gai, mùi khó chịu như: sầu riêng, mít, chôm chôm, ớt, khổ qua,… để bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Nên đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?
Mâm ngũ quả ngày Tết rất quan trọng tuy nhiên do mỗi vùng miền sẽ có phong tục khác nhau nên nhiều người còn phân vân không biết nên đặt bát hương trước hay sau mâm quả? Để bày trí mâm trái cây lên bàn thờ gia tiên sao cho hợp lý, bạn nên thực hiện các bước như sau:
- 3 bát hương đặt chính giữa, đây là biểu tượng cho tinh tú và trung tâm của bàn thờ.
- 2 cầu đèn dầu hoặc nến sẽ đặt ở 2 bên bàn thờ tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
- Mâm ngũ quả ngày Tết sẽ để phía sau bát hương sao cho khi người làm lễ cúng đứng đối diện bàn thờ sẽ nhìn thấy bát hương đầu tiên.
- Để phù hợp nhất thì nên đặt mâm trái cây ngang hàng với kỳ chén, tuỳ mắt thẩm mỹ của từng nhà.
Cách chọn các loại quả bày trong ngày Tết
Để có mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, nhiều màu sắc và chưng được lâu hơn thì người mua cần phải cẩn thận trong khâu lựa chọn. Để mua được các loại quả tươi ngon thì có thể tham khảo các ý sau:
- Chọn quả vừa chín tới để vừa bày được lâu mà màu sắc vẫn còn tươi.
- Chọn quả chắc, căng tròn, không dập và trầy xước, có đầy đủ lá và cuống lá.
- Không rửa hoa quả ngay sau khi mua về vì sẽ làm quả nhanh héo nếu có chỗ đọng nước.
Những mâm ngũ quả đẹp ngày Tết khắp 3 miền
Mẫu 1: Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc với kiểu dáng độc đáo, sáng tạo mang đến không khí ngày đầu Xuân.
Mẫu 2: Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung bình dị, dân dã bao gồm những loại trái cây đa dạng, phong phú.
Mẫu 3: Mâm ngũ quả với dáng tháp nhọn cân đối với đầy đủ hoa quả cầu chúc năm mới ấm no, hạnh phúc.
Mẫu 4: Mâm ngũ quả “long phụng sum vầy” với cách bày trí độc lạ, sáng tạo đem đến không khí sinh động ngày Tết.
Mẫu 5: Mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ tổ tiên với quả dưa khắc họa độc đáo thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của con cháu.
Mẫu 6: Mâm ngũ quả bày trên bàn đãi khách như vật phẩm trang trí cho không gian căn nhà trong ngày đầu Xuân.
Mẫu 7: Mâm ngũ quả này với ý nghĩa cầu mong cho gia đình sung túc, vạn sự như ý và gặt hái được nhiều thành công.
Mẫu 8: Mâm ngũ quả đơn giản, trang trí không cầu kỳ nhưng vẫn trọn vẹn ý nghĩa ngày Tết.
Mẫu 9: Mâm ngũ quả đẹp, mang ý nghĩa phúc lộc đầy nhà, mong ước gia đình hòa thuận, ấm no
Mẫu 10: Mâm ngũ quả sắc màu, sang trọng trên bàn thờ gia tiên
Mẫu 11: Mâm ngũ quả đủ đầy mong phúc lộc đầy nhà
LỜI KẾT
Mâm ngũ quả ngày Tết mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí khác nhau nhưng tựu chung lại đều mang tầng ý nghĩa mong cầu may mắn, chiêu mộ tài lộc, bày tỏ sự thành kính với Tổ tiên. Qua những thông tin mà Hopquatet.vn đã nêu ở trên, hy vọng qua những chia sẻ của Hộp Quà Tết, bạn đọc sẽ biết cách chọn, bày trí trái cây sao cho đẹp mắt để đón một cái Tết an lành. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về những truyền thống, văn hóa đón Tết của người Việt Nam hay các món quà tặng Tết ấn tượng, độc đáo thì hãy liên hệ ngay với Hopquatet.vn nhé!
LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0903 342 137
- Website: www.hopquatet.vn