Thực đơn mâm cơm ngày Tết miền Bắc vừa cúng Tết, vừa đãi khách

Dù trải qua bao năm tháng, mâm cơm ngày Tết Miền Bắc vẫn mang trong mình đặc trưng văn hóa cổ truyền không thay đổi. Từ nét tinh tế, cầu kỳ và chi tiết trong từng món ăn như dẫn chúng ta về những ngày Tết cổ truyền xưa ấy. Cùng Hộp Quà Tết xem ngay thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc đủ đầy, trong bài viết dưới đây nào!

Mâm cỗ ngày tết miền Bắc các món mặn

>>>Tham khảo thêm:

Do đặc trưng khí hậu, các món mặn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc mang đặc trưng riêng, khác hẳn với miền Nam và miền Trung. Dù thời tiết khắc nghiệt, nhưng không thể phủ nhận sự cầu kỳ, chất lượng món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. 

Thịt đông

Thịt đông là món ăn ngày Tết khá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Thịt đông là món ăn ngày Tết khá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Đứng đầu trong danh sách các món mặn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc phải kể đến món thịt đông bắt mắt. Quá trình làm thịt đông khá phức tạp và tốn nhiều công sức, thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ Bắc. Nguyên liệu chủ yếu để làm thịt đông là thịt lợn, thường là thịt chân giò. Ngoài ra, có thể sử dụng bì lợn (da heo) đi kèm với gia vị gồm mộc nhĩ (nấm mèo) và hạt tiêu.

Thịt sau khi làm sạch sẽ được ninh nhừ thịt cùng các gia vị, sau đó để nguội cho đông lại. Thịt đông sẽ có màu hơi hồng, vị mềm, béo và thơm ngon. Bên cạnh là một món ăn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc hằng ngày, thịt động còn được dùng để trình bày trên mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà. 

Giò chả

Đã nhắc đến thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc ngon, không thể nào bỏ qua giò chả – món ăn đặc sản nơi đây. Giò chả hay còn gọi là giò lụa hoặc chả lụa, chúng được chế biến từ thịt lợn nạc xay nhuyễn, sau nêm nếm gia vị, nước mắm sẽ được gói lại trong lá chuối và đem luộc chín. Cách làm mâm cỗ ngày Tết miền Bắc với giò chả khá đơn giản, nhưng trong quá trình làm chả giò cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để đảm bảo được độ đàn hồi, dai ngon và mềm mịn của chả.

Sau khi chế biến, giò chả có hương vị thơm mềm, thanh ngọt và giữ trọn vẹn hương vị của thịt. Khi ăn, thường cắt giò chả thành từng miếng mỏng, thưởng thức kèm với các loại rau sống như rau diếp cá, rau húng, rau răm,… Nước mắm pha chua ngọt và ớt cay thêm vào chén nước chấm là điểm nhấn hoàn hảo để tăng thêm hương vị cho món giò chả.

Nem rán

Nem rán thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm ngày Tết
Nem rán thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm ngày Tết

Nem rán hay còn gọi chả ram, là món ăn truyền thống không chỉ phổ biến trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc mà còn được ưa thích vào các dịp lễ hoặc hội họp quan trọng khác. Khác với 2 món lạnh trên, nem rán là một món ăn nóng, có lớp vỏ giòn tan được bao bọc lớp nhân thịt béo ngậy bên trong. 

Nguyên liệu chính để làm nem rán gồm thịt lợn nạc, thịt cua bể, tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ (nấm mèo) và một số nguyên liệu khác. Thịt và hải sản được xay nhuyễn, sau đó kết hợp với các loại gia vị như hành, tỏi, nước mắm, tiêu để tạo nên nhân nem. Sau cùng, chúng sẽ được cuốn gọn một cách khéo léo sao cho đẹp mắt và chắc chắn nhất. Nem sau khi cuốn xong sẽ được chiên giòn vàng.

Món nem rán có hương vị thơm ngon, mềm mịn bên trong và giòn tan bên ngoài trở thành món ăn được nhiều người yêu thích trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Nem rán thường được ăn kèm với rau sống như rau diếp cá, rau húng, rau sống,.. cùng chén nước chấm chanh tỏi cay nồng hấp dẫn vị giác.

Gà luộc

Gà luộc là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn Tết miền Bắc và cả miền Nam, miền Trung. Gà luộc thường được chọn là gà trống khỏe mạnh, có mào đỏ tươi, lông mượt và móng khỏe. Gà sẽ được luộc cũng một số gia vị để sau khi luộc thịt sẽ mềm, thơm ngon và thấm đượm hương vị. 

Thông thường, gà luộc sẽ được dùng bày biện trong mâm cỗ ngày Tết Miền Bắc ngon để cúng ông bà tổ tiên, sau đó mới chế biến thành các món ngon khác như xé gỏi, nấu cháo,… và thưởng thức. Thịt gà luộc cũng có thể ăn kèm với các loại nước mắm chua ngọt, rau sống để tạo nên hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Rau xào lòng gà

Rau xào lòng gà
Rau xào lòng gà món ăn phổ biến trên mâm cúng ở miền Bắc

Rau xào lòng gà không phải là món đặc trưng dịp Tết, nhưng lại thường được người miền Bắc ưa thích đưa vào mâm cỗ Tết miền Bắc. Món rau xào có thể chọn cải thìa, cải xanh hoặc cải ngọt, rau muống,… kết hợp cùng lòng gà cắt lát, xào với lửa nhỏ và gia vị vừa phải tạo nên món ăn giải ngán hiệu quả cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc. 

Các món ăn Tết miền Bắc các món canh

Sau các món mặn, mâm cơm ngày Tết miền Bắc cũng không thể thiếu các món canh nóng hổi, thơm ngon. Một số món canh đặc trưng phải kể đến như: 

Canh măng lưỡi lợn

Canh măng lưỡi lợn
Canh măng lưỡi lợn

Người miền Bắc khá ưa chuộng các món từ măng và canh măng lưỡi lợn là một trong những món được ưu tiên trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Măng lưỡi lợn là phần măng non vừa nhú, xẻ ra phơi, có hình dáng giống lưỡi của con lợn, chắc, nhuyễn và không có sợi xơ. 

Canh thường được nấu cùng với thịt gà, thịt heo nhưng thích hợp nhất chính là giò lợn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa măng mềm ngọt, bùi bùi và thịt giò lợn béo, ngọt tạo nên món canh ấm nóng, đậm đà không thể bỏ qua trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. 

Canh miến nấu măng

Món canh miến nấu măng cũng rất được người miền Bắc yêu thích trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Những sợi miến mềm, dai kết hợp cùng nước súp măng ngọt thanh, đậm vị của thịt gà, sườn non hầm kỹ sẽ đánh thức vị giác bất kỳ ai khi thưởng thức. Trong không khí Tết se lạnh, thưởng thưởng mâm cỗ ngày Tết miền Bắc với bát canh miến măng ấm nóng, bổ dưỡng thì còn gì bằng. 

Canh bóng thập cẩm

Canh bóng th­ập cẩm
Canh bóng th­ập cẩm

Nhắc đến món canh trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc, có lẽ ai cũng ấn tượng với bát canh bóng thập cẩm. Món canh này được chế biến từ thịt, giò sống, su hào, nấm, cải xanh,… và bóng bì. Bóng bì là phần da heo được ngâm mềm và ướp với rượu trắng, gừng, có màu ngả vàng, vị dai giòn. 

Canh bóng thập cẩm đem đến hương vị thanh ngọt từ thịt, rau củ và vị giòn dai  từ miếng bóng bì, ăn kèm với chén cơm nóng và các món kho trong các món ăn Tết miền Bắc thì đúng là không gì sánh bằng. Món canh này không cầu kỳ nhưng lại rất ngon, hấp dẫn và thể hiện sự đa dạng trong ẩm thực truyền thống miền Bắc ngày Tết.

Mâm cơm ngày tết miền Bắc các món ăn kèm

Bên cạnh các món chính, các món ăn kèm cũng không kém phần quan trọng trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Một số món ăn kèm mà bạn không thể bỏ qua như sau:

Rau nộm

rau nộm
rau nộm

Trong những món ăn nhiều dầu mỡ và nặng nề vào dịp Tết, rau nộm có vai trò kích thích vị giác, giúp bữa ăn trở nên thanh nhẹ hơn. Chính vì thế, rau nôm rất được yêu thích trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Món nộm cũng rất đa dạng với nhiều loại rau như dưa leo, rau muống, su hào, hoa chuối,… mỗi loại đều mang đến hương vị đặc trưng riêng, thơm ngon khó cưỡng.

Bánh chưng

Bánh chưng từ lâu đã là món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc, được xem là quốc hồn, quốc túy trong ẩm thực Tết Việt. Bánh chưng có hình dạng vuông vức kết hợp với màu xanh lá cây, tượng trưng cho đất và  thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, đất trời. Được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ béo ngậy ăn cùng dưa hành, củ kiệu đã đem đến cho mâm cơm ngày Tết miền Bắc món bánh ngon, tròn vị. 

Xôi gấc

xôi gấc
xôi gấc

Xôi gấc với màu sắc đỏ cam từ trái gấc tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và hạnh phúc theo quan niệm dân gian. Xôi gấc cũng cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cải thiện thị lực và duy trì sắc đẹp. Vì thế, xôi gấc cũng rất được ưa chuộng trong mâm cỗ Tết miền Bắc để mang lại may mắn và niềm vui trong năm mới.

Dưa hành

Dưa hành hay hành muối là món ăn kèm phổ biến trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Dưa hành được làm từ hành củ muối chua theo phương thức lên men, món dưa hành có những củ hành trắng mịn, nổi vân xanh, giòn và vị chua vừa phải. Chúng thường được sử dụng ăn kèm với thịt mỡ, bánh chưng giúp kích thích vị giác và tăng thêm hương vị cho các món ăn trong ngày Tết.

Chè kho đỗ xanh

chè kho đậu xanh
chè kho đậu xanh

Cái tên chè kho đỗ xanh có lẽ khá xa lạ với người vùng khác, nhưng đây là món ăn rất được yêu thích trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Chè kho đỗ xanh mang hương vị mát, mềm dẻo và mịn màng, thơm ngon và thoảng hương thơm của hoa bưởi. Sự kết hợp hoàn hảo giữa đỗ xanh cùng các nguyên liệu, tạo nên món ăn truyền thống hấp dẫn và độc đáo trong ngày Tết.

Miến xào thập cẩm

Sợi miến dai mềm kết hợp cùng rau củ và thịt được xào vừa chín tới vẫn giữ được vị ngọt nguyên bản từ rau củ và thịt, trở thành món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Bên cạnh đó, màu sắc đẹp mắt của món miến xào thập cẩm còn tạo không khí rộn ràng, may mắn cho một năm mới.

Trái cây

trái cây
trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin cùng hương vị tươi mới, giúp kích thích vị giác trở thành món tráng miệng, ăn kèm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Hơn nữa, trái cây còn tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn trong năm mới thường được sử dụng làm mâm ngũ quả bày cúng gia tiên. Tùy vào sở thích của các thành viên trong gia đình, mỗi nhà có thể chọn những loại trái cây yêu thích. 

LỜI KẾT

Trên đây là tất tần tật những món ăn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc vừa cúng, vừa tiếp đãi khách mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu thêm về văn hóa ngày Tết tại miền Bắc nước ta, đặc biệt là những nàng dâu nơi này để chuẩn bị mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc đúng chuẩn, vừa lòng đẹp ý gia đình chồng. Đừng quên theo dõi Hộp Quà Tết để nhận thêm nhiều thông tin thú vị khác về ngày Tết Việt Nam nhé!

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: https://hopquatet.vn/

Tác giả: Hồng Y

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.