Những điều kiêng kỵ trong ngày tết để cả năm may mắn
Theo quan niệm của người dân Việt Nam, đầu năm mọi việc suôn sẻ thì cả năm sẽ thịnh vượng, sung túc. Do đó, người ta thường liệt kê ra những điều kiêng kỵ ngày Tết để tránh tiêu hao tài lộc, vận hạn đen đủi làm ảnh hưởng tới vận khí của mình trong năm mới, giúp khởi đầu an lành và may mắn hơn.
Những điều kiêng kỵ ngày Tết không nên làm gì?
Một năm mới sắp đến, trong năm qua đã xảy ra thật nhiều chuyện khiến bạn cảm thấy lo lắng, và không biết ngày Tết kiêng gì để cả một năm được “thuận buồm xuôi gió”. Trong dân gian có nhiều quan niệm kiêng kỵ ngày Tết để mong muốn một năm thuận lợi, bình an và thịnh vượng. Vậy những điều kiêng kỵ ngày Tết không nên và nên làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!
>>>Tham khảo thêm:
- Đầu năm không nên tặng gì
- Lì xì bao nhiêu là may mắn
- Đầu năm mua gì cho may mắn
- Các món ăn chống ngán ngày tết
Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1
Thông thường, trước đêm giao thừa người dân sẽ phải dọn dẹp thật sạch sẽ nhà cửa để chào đón thần tài và chư tiên ghé thăm. Do đó, qua ngày mùng 1 Tết nhà cửa cũng đã sạch sẽ, gọn gàng và tươm tất nên cơ bản không cần phải quét dọn thêm lần nữa.
Tại sao lại kiêng quét nhà ngày tết?
Một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết của người Việt đó là không quét nhà vào 3 ngày Tết. Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa, có một người lái buôn được Thuỷ thần ban tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này trong nhà, ông ấy bỗng nhiên trở nên giàu sang.
Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi và bị ông chủ đánh đập, chửi mắng thậm tệ khiến nàng chán nản, hóa thành bãi rác bên cạnh cửa ra vào. Người lái buôn không biết và đã sai người đem rác vứt đi. Và từ đó, ông ta trở nên nghèo khó.
Do đó, người Việt Nam quan niệm rằng ngày đầu năm tuyệt đối không được dùng chổi để quét nhà hoặc đem rác đi đổ vì điều đó sẽ khiến cho gia chủ mất đi tài lộc, thịnh vượng. Ngoài ra, nếu trong ngày này gia đình bị mất chổi cũng báo hiệu điềm xấu sẽ có trộm ghé thăm vơ vét hết tài sản và tiền của.
Không cho người khác lửa, nước đầu năm
Theo phong thủy thì lửa tượng trưng cho niềm hy vọng, sự may mắn và nước tượng trưng cho tài lộc sinh sôi (đó là lý do vì sao có lời chúc “Tiền vào như nước”). Nếu như ngày đầu năm, bạn cho người khác lửa hay nước cũng đồng nghĩa cho đi vận khí tốt của mình. Vậy nên, tục đầu năm kiêng kỵ ngày Tết không cho lửa người khác vẫn luôn được gìn giữ tới ngày hôm nay. Do đó, hãy chuẩn bị đầy đủ hộp quẹt, nước uống để tránh hỏi xin từ người khác gây nên tình huống khó xử cho hai bên nhé!
Kiêng mặc áo tông đen hoặc trắng chúc Tết
Theo văn hóa của người dân phương Đông thì trang phục mặc ngày Tết nên được chú trọng. Nó phải thể hiện sự tươi mới với sức sống mạnh mẽ biểu thị cho không khí sinh động ngày Tết mang lại năng lượng tích cực và vận khí tốt cho gia chủ.
Vì lẽ đó, một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết cần tránh chính là hạn chế sự xuất hiện của hai tông màu đen, trắng là biểu tượng cho tang tóc, chia ly mang lại sự u ám. Do đó mà người dân thường không mặc quần áo có hai màu sắc này mà ưa chuộng chọn các màu tông sáng như đỏ, vàng, hồng, cam, xanh dương,…
Kiêng vay hay đòi nợ đầu năm
Tiếp theo cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết nữa, đó chính là không cho vay tiền, để tránh tiền bạc, tài lộc và thịnh vượng theo đó phân tán đi bốn phương. Chưa kể đến trường hợp đối phương vay nhưng không thể trả còn làm mất tình hữu nghị và hòa khí giữa hai bên.
Hoặc, đầu năm bạn đi vay ai đó một số tiền vì bản thân túng thiếu cũng là điều cấm kỵ trong ngày Tết. Nó ngụ ý năm mới sẽ phải nai lưng làm trả nợ, có thể nợ vẫn chồng nợ và cái nghèo vẫn đeo bám bạn như hình với bóng, không thuận lợi trong công việc làm ăn và kinh doanh. Do đó, hãy hạn chế việc vay hay đòi nợ trong những ngày đầu năm mới nhé!
Không nên cãi nhau vào mùng 1
Nói lớn tiếng, cãi nhau vào ngày mùng 1 thường là việc làm kiêng kỵ ngày Tết đầu năm. Theo lời dạy của ông bà xưa thì việc làm này khiến cho các vị thần không được hài lòng, họ sẽ bỏ đi và không ở lại nhà của bạn. Do đó mà vận khí tốt đẹp trong năm mới cũng biến mất.
Cũng thế, tiếng khóc biểu thị cho sự thương tiếc, đau khổ có thể làm bạn gặp hạn xui rủi, tiền mất tật mang trong cả một năm. Vậy nên hãy luôn giữ thái độ hòa nhã, ăn nói nhỏ nhẹ và vui vẻ với mọi người xung quanh để giúp cho ngày Tết tràn ngập hạnh phúc và an lành.
Không nên cắt tóc, móng tay vào ngày Tết
Có thể nói, tóc hay móng tay chính là một bộ phận trên cơ thể con người nên nếu cắt tóc hoặc cắt móng tay sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sức khỏe của bạn trong năm sau. Bạn có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hoặc gặp tai nạn tổn hại cơ thể. Do đó, việc cắt tóc, móng tay ngày đầu năm được coi là đại kỵ cần tránh ngày Tết.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa ngày Tết
Thông thường, bắt đầu từ đêm giao thừa cho tới những ngày đón Tết tiếp theo chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nó được xem là linh thiêng nhất quyết định cho vận khí của bạn suốt một năm. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp là để cho luồng khí tốt đẹp dễ dàng vào nhà, lưu thông đến từng ngóc ngách xua đuổi tà ma và xui xẻo. Nhưng khi bạn ngồi hoặc đứng trước cửa sẽ khiến cho luồng khí này phân tán, không tụ lại mà hao hụt đi ảnh hưởng ít nhiều vận khí của gia chủ trong năm mới.
Không đóng cửa nhà ngày Tết
Có thể nói, đóng cửa nhà là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết được người dân nhất mực tuân theo. Bởi lẽ, vào ngày đầu Xuân các vị chư tiên thường ghé thăm nhà dân để gửi lời chúc tốt đẹp, bình an và may mắn nên nếu bạn đóng cửa thì thần linh không thể vào được.
Cũng thế, không khí ngày Tết luôn tràn đầy sự trong sạch, phúc lành và tươi mới nên việc mở cửa giúp cho vận khí tốt đẹp được lưu thông. Qua đó xóa bỏ tàn tích tiêu cực còn sót lại trong năm cũ, giúp cho năm mới của gia chủ được hưng thịnh và phúc lạc hơn.
Kiêng làm vỡ đồ dùng trong 3 ngày Tết
Việc làm vỡ, đập hoặc phá hủy đồ dùng trong suốt 3 ngày đầu năm cũng được coi là một trong những kiêng kỵ ngày Tết ảnh hưởng đến may mắn, hòa thuận của gia đình. Đổ vỡ bát đũa, chén, ly,… ngày Tết theo quan niệm ông bà xưa đồng nghĩa với việc làm mất đi sự trọn vẹn và ổn định của gia đình. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi sử dụng đồ vật đầu năm mới cũng như tránh tối đa các tình huống rơi, vỡ vật dụng trong 3 ngày đầy năm.
Sáng mùng 1 Tết không nên đi chúc Tết
Theo phong tục dân gian, chúc Tết vào sáng mùng 1 có thể phạm vào xông đất của gia đình người khác và là kiêng kỵ ngày Tết cần tránh. Trong khi quan niệm xưa cho rằng, tục xông đất ảnh hưởng đến may mắn cả năm của gia chủ. Nếu như bạn có tuổi vận không hợp với gia chủ hay tương khắc mà đến chúc Tết vào mùng 1 có thể khiến gia đình người đó gặp những điều không may mắn, xui rủi trong năm mới.
Kỵ ăn nói xui xẻo
Những ngày đầu năm, lời nói xui xẻo được coi là kiêng kỵ ngày Tết cần phải tránh. Theo quan niệm dân gian, thần linh thường sẽ hạ phàm vào ngày đầu xuân và nghe thấy lời nói xui xẻo trên cũng như biến chúng thành sự thật. Hơn nữa, lời nói xui xẻo còn khiến những người nghe phải khó chịu và bực bội. Chính vì thế, đầu năm mới, bạn nên lựa chọn những từ ngữ tốt đẹp, may mắn và nhẹ nhàng khi giao tiếp, thăm hỏi mọi người.
Không chúc Tết người đang nằm
Một trong những kiêng kỵ ngày Tết bạn cần ghi nhớ và tránh khi gặp phải là chúc Tết người đang nằm. Những ngày đầu năm mới, khi ghé thăm nhà ai đó, không tránh khỏi bắt gặp những hình ảnh có người đang nằm ngủ vì thức khuya đón giao thừa. Tuy nhiên, đừng dại mà chúc Tết những người đang nằm nhé! Việc chúc Tết người đang nằm được cho đang trù ẻo, khiến họ bị bệnh và nằm liệt giường. Vì thế, khi gặp tình huống trên, hãy đợi người đó ngồi dậy ngay ngắn rồi mới chúc Tết hoặc có thể đợi sang hôm khác.
Kiêng về thăm nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Trong quan niệm xưa, người ta cho rằng con gái và con rể chỉ nên về ngoại vào mùng 2 hoặc mùng 3 và tuyệt đối kiêng kỵ ngày Tết về thăm nhà ngoại vào các mùng như 1, 4, 5 Tết. Bởi mùng 1 là ngày quan trọng nhất của năm mới, con dâu và con rể cần có trách nhiệm bày tỏ sự hiếu kính với gia đình bên họ nội như ông bà nội, bố mẹ. Như câu tục ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, vậy nên bạn chỉ nên về ngoài từ mùng hai để đúng với phong tục dân gian và đem may mắn cho gia đình ngoại.
Kiêng mua đồ xui xẻo vào đầu năm
Đầu năm kiêng gì? Mua đồ đầu năm cũng giữ ý nghĩa quan trọng quyết định tài lộc, may mắn cho gia đình trong năm mới. Do đó, điều kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tránh tiếp theo chính là mua những vật dụng không may mắn hay có ý nghĩa xui xẻo như dao, thớt, chày, cối,… Đây là những đồ vật được cho là có ý nghĩa không may mắn và mang đến xui xẻo cho người nhận.
Kỵ giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2 Tết
Theo tín ngưỡng dân gian lưu truyền, mùng 1 mùng 2 Tết sẽ là ngày của Thủy Thần. Do đó, một trong những kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tránh vào 2 ngày này chính là không nên giặt quần áo. Giặt quần áo vào thời điểm này có thể gây mạo phạm đến Thủy Thần, khiến thần tức giận và dẫn đến xui xẻo cho gia đình trong năm mới.
Kiêng kỵ để bà bầu, người có tang xông đất mùng 1 Tết
Như đã nói, xông đất mang ý nghĩa quan trọng đem đến tài lộc, may mắn cho gia chủ trong năm mới. Do đó, cần lựa chọn người hợp tuổi để đến nhà chúc Tết và xông đất cho gia đình. Tuy nhiên, bà bầu hoặc người có tang thường màng khí “sinh dữ tử lành” không tốt. Nếu xông đất có thể mang đến xui xẻo và tai họa cho gia chủ trong năm mới mà bạn cần kiêng kỵ ngày Tết.
Không ăn dở, bỏ thừa trong những ngày đầu năm mới
Trong quan niệm dân gian, việc ăn dở bỏ thừa vào ngày đầu năm có thể khiến gia đình đói khát, nghèo túng cả năm. Đặc biệt là đối với những gia đình buôn bán, cần phải lưu ý tránh kiêng kỵ ngày Tết như ăn dở bỏ thừa. Bởi, thói quen xấu này có thể khiến gia đình thua lỗ, mọi việc làm trong năm đều không suôn sẻ.
Ngày Tết không được buồn tủi
Khóc lóc buồn tủi vào ngày đầu năm mới có thể mang đến nhiều trường khí xấu và ảnh hưởng đến tâm lý mọi thành viên trong gia đình. Hơn hết, việc khóc lóc đầu năm còn có thể khiến gia đình gặp nhiều bi thương trong năm mới. Vì thế, đây được xem là một trong những điều cấm kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam bạn cần phải tránh.
Kiêng vỗ vai, quàng vai vào ngày Tết
Đối với ngày thường, việc vỗ hay quàng vai chỉ thể hiện hành động thân thiết giữa với nhau. Tuy nhiên, đối với ngày Tết, hành động này lại mang ý nghĩa khá xấu, khiến người ta liên tưởng đến những chuyện không vui về tình duyên, gia đình,… Do đó, bạn nên hạn chế khoác hay vỗ vai bạn bè trong những ngày Tết nhé!
Kiêng để cối xay gạo trống ngày Tết
Ở miền Nam, người ta thường kiêng kỵ ngày Tết để cối xay gạo trống. Việc để trống cối xay gạo tượng trưng cho một năm mùa màng thất bát, không may mắn. Do đó, đừng quên đổ một ít lúa vào cối trong những ngày đầu năm, để vụ mùa trong năm luôn bội thu nhé!
Không xuất hành ngày mồng 5 Tết
Ngày mồng 5 hay mùng 5 được xem là ngày tam nương, không thích hợp để xuất hành. Trong các câu ca dao tục ngữ cũng đã cho thấy điều này như “mùng năm, mùng bốn, hai ba đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Vậy nên, hãy lên kế hoạch du xuân vào những ngày tốt để mọi việc có thể suôn sẻ, may mắn.
Kiêng mở tủ đầu năm mới
Tủ được xem là nơi riêng tư, chứa đựng của cải, tài lộc. Do đó, một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tránh là mở tủ trong những ngày này. Ông cha ta có quan niệm rằng, việc mở tủ trong năm mới có thể khiến gia đình thất thoát tiền bạc, tiêu tán tài lộc. Vậy nên, để hạn chế việc mở tủ ngày Tết, kể cả tủ quần áo, hãy chuẩn bị tiền bạc, quần áo đầu năm sẵn bên ngoài.
Không quan hệ nam nữ vào ngày đầu năm mới
Theo quan niệm người xưa, Tết là thời điểm tổ tiên, thần phật ghé thăm, chúc phúc và mang lại may mắn cho gia đình. Như vậy, quan hệ nam nữ là điều kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tuyệt đối tránh để không mang vận hạn cho gia đình. Bởi việc quan hệ trong thời gian này, cho thấy bạn không tôn trọng và coi thường bề trên, những người đã khuất. Đồng thời có thể khiến tổ tiên giận dữ, gieo những điều kém may mắn cho gia đình.
Ngoài những việc kiêng kỵ ngày Tết thì bạn có biết đầu năm không nên tặng gì? Đọc ngay bài viết này TẠI ĐÂY!
Những điều không nên làm trong đêm Giao Thừa
Không chỉ 3 ngày Tết quan trọng, đêm giao thừa cũng giữ vị trí quan trọng không kém – đánh dấu sự chuyển giao năm cũ sang năm mới. Thời điểm này, con cháu thường quây quần bên mâm cỗ “tống cựu nghênh tân”, cầu mong một năm mới ngập tràn may mắn, thịnh vượng. Để năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và lễ cúng giao thừa được diễn ra thuận lợi, bạn cũng cần lưu ý những điều kiêng kỵ ngày Tết như sau:
- Kiêng làm đổ vỡ đồ vật hoặc gây ra tiếng động lớn trong thời điểm giao thừa.
- Không soi gương trong đêm giao thừa.
- Cấm kỵ đổ dầu ra nền nhà.
- Không cãi cọ, xích mích với nhau.
- Kiêng ăn cháo trắng trong đêm giao thừa.
- Kiêng nói lời xui xẻo.
- Kiêng mở tủ, két sắt.
- Không ăn đuôi cá trong bữa cơm.
- Không nói tục, chửi thề.
- Không ngủ vào thời khắc giao thừa.
- Không quét nhà, đổ rác khi giao thừa.
Những món ăn kiêng kỵ ngày Tết
Mâm cỗ Tết của người Việt thường được bày biện bắt mắt với đa dạng các món ngon nhằm cầu mong cả năm sung túc, đủ đầy. Tuy nhiên, vẫn có một số món ăn bạn cần tránh ăn trong 3 ngày Tết cổ truyền để tránh mang vận xấu cho gia đình. Cùng điểm qua những món ăn kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tránh như sau:
- Thịt chó: Ăn thịt chó vào ngày đầu năm, đầu tháng mang ý nghĩa xui xẻo, không may cho bản thân và gia đình.
- Mắm tôm, tỏi: Những món nặng mùi như mắm tôm, tỏi thường là điều kiêng kỵ ngày Tết.
- Tôm: Tôm có đầu to, mình nhỏ nên thường khó “đầu xuôi đuôi lọt”.
- Mực: Mực thường được ví “đen như mực”, do đó chúng mang đến sự xui xẻo, đen đủi trong năm mới cần kiêng kỵ.
- Trứng vịt lộn: Theo quan niệm dân gian, ăn hột vịt lộn đầu năm có thể khiến may mắn bị lộn lại và mang đến những điều xui xẻo trong năm mới.
- Thịt vịt: Dân gian có câu “Lạch bạch như vịt”, vì thế người ta thường kiêng ăn thịt vịt để tránh cả năm đều “lạch bạch”, không suôn sẻ.
- Sầu riêng: Chữ “sầu” trong tên sầu riêng mang ý nghĩa bi thương, không tốt lành trong năm mới.
- Chuối, cam, lê: Những loại trái cây này có cái tên không may mắn, khiến người nghe liên tưởng đến những điều xui xẻo, trì trệ.
- Cháo trắng: Cháo trắng thường được dùng để cúng kiến, vậy nên dùng cháo trắng đầu năm có thể khiến ma quỷ nghĩ bạn đang dành ăn với họ và đến quấy phá gia đình.
Những điều nên làm ngày Tết để cả năm suôn sẻ
Ngoài những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn cần tránh, để năm mới luôn suôn sẻ, ngập tràn may mắn, tài lộc, bạn có thể thực hiện những điều sau đây:
- Mua muối: Trong quan niệm dân gian “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, muối được nhắc đến ở đây gọi là muối lộc. Vì thế, khi mua muối đầu năm sẽ giúp cả gia đình có một năm thuận hòa, may mắn và ấm no.
- Đi chùa cầu bình an đầu năm: Lễ chùa đầu năm dường như đã trở thành phong tục không thể thiếu của người Việt. Đầu năm, mọi người thường đến các chùa để khấn vái và cầu mong sức khỏe, bình an tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
- Lì xì Tết: Bao lì xì màu đỏ rực rỡ, tượng trưng cho may mắn, tài lộc đầu năm mà người tặng muốn gửi gắm đến người nhận. Phong tục lì xì còn như cách hiếu kính với ông bà, cha mẹ hoặc những người lớn tuổi trong gia đình.
LỜI KẾT
Trên đây là những giải đáp về ngày Tết kiêng gì? và những điều kiêng kỵ ngày Tết mà Hopquatet.vn đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng đã giúp bạn biết được bản thân nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo có được một mùa Tết trọn vẹn, một năm mới ý nghĩa và hạnh phúc. Trong không khí chào đón ngày Tết cổ truyền sắp tới, nếu bạn muốn tìm địa chỉ mua quà tết HCM ý nghĩa dành tặng ông bà, cha mẹ cùng những giỏ quà Tết ý nghĩa, hãy liên hệ ngay với Hopquatet.vn để được hỗ trợ nhé!
LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0903 342 137
- Website: www.hopquatet.vn
>>Xem thêm:
Tác Giả: Kiều Diễm
Cô gái tài năng, sắc sảo: Tôi yêu thích sự tự do trải nghiệm, tìm tòi cái đẹp trong cuộc đời, học hỏi và hoàn thiện hơn từng ngày để có thể cống hiến cho xã hội. Tôi cho rằng, nụ cười đẹp nhất xuất hiện sau sự khốn cùng, can đảm nảy sinh từ nghịch cảnh. Trái tim kiên định, tâm hồn trong sáng, lương tâm an ổn là nguyên tắc sống thuận tự nhiên đem đến bình an, hạnh phúc.