Các phong tục ngày Tết cổ truyền toát lên vẻ đẹp văn hóa người Việt

Các phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam là văn hóa truyền thống lâu đời, đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ rất lâu và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên ít ai biết được nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cụ thể các phong tục ngày Tết gồm những gì. Bạn đã biết những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam nào rồi? Cùng Hopquatet tìm một phong tục ngày Tết trong bài viết dưới đây nhé!

Phong tục là gì?

>>>Tham khảo thêm:

Phong tục là toàn bộ những hoạt động, nếp sống của con người được hình thành trong một thời gian dài dần ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận và được truyền từ các thế hệ nối tiếp nhau, theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư.

Phong tục là gì?
Phong tục là toàn bộ những hoạt động, nếp sống của con người được hình thành trong một thời gian dài

Phong tục không bắt buộc như nghi thức, nghi lễ và cũng không mang tính cố định, tuy nhiên cũng không tuỳ tiện như hoạt động sống thường ngày khiến nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và thống nhất. Đối với phong tục ngày Tết Nguyên Đán, sẽ có những phong tục trước, trong và sau Tết, cụ thể:

Trước Tết: dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên; gói bánh chưng, bánh tét; cúng ông Công, ông Táo; đón giao thừa,…

Trong Tết: đoàn tụ bên gia đình, viếng mộ tổ tiên, đi chùa hái lộc, xông đất, chúc Tết và mừng tuổi,…

Sau Tết: cúng ngày Vía Thần Tài (mùng 10 ÂL),… 

Nguồn gốc của phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam

Nguồn gốc của phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam

Nguồn gốc của phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam

Nhiều người vẫn nghĩ, nguồn gốc của phong tục ngày Tết Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập về Việt Nam nhưng thực chất không phải vậy. Tết Nguyên đán có từ thời vua Hùng, từ trước 1000 bắc thuộc và được người dân truyền tụng nhau qua sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”. Do người Việt bị ảnh hưởng nhiều từ văn hoá Trung Quốc nên phong tục Tết của người Việt Nam có những nét giống với người Trung Quốc nhưng nếu xét lại thì vẫn có sự khác biệt và có những nét rất riêng của người Việt.

Ý nghĩa phong tục ngày Tết

Phong tục ngày Tết Nguyên đán có ý nghĩa rất sâu sắc và thiêng liêng, trang trọng đó là tiễn đưa năm cũ và đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng. Bên cạnh đó, Tết Nguyên đán còn là thời điểm để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc. Hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán và trở thành nếp sống truyền thống bền vững và tốt đẹp. 

Vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng tràn ngập mâm cơm, cặp bánh chưng, cành hoa đào hoa mai để thể hiện lòng thành của con cháu mình. Tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi, gia đình hạnh phúc. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên cũng là một nét đẹp văn hoá tâm linh trong những ngày Tết. 

Các phong tục ngày Tết Việt Nam

Tết Nguyên đán hay Tết cổ truyền là nét đẹp của người Á Đông trong đó có người Việt và những phong tục tập quán ngày Tết vẫn được gìn giữ từ năm này qua năm khác. Hãy cùng tìm hiểu những phong tục ngày Tết dưới đây nhé!

Phong tục ngày Tết cúng ông Công, ông Táo

Phong tục cúng ông Công, ông Táo
Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Là một trong các phong tục ngày Tết tại Việt Nam, theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là hai vị thần cai quản công danh, tiền bạc và bình an trong gia đình. Do đó. phong tục cúng ông Công, ông Táo nhằm để tôn vinh họ sau một năm bảo hộ gia đình. Ngoài ra, phong tục ngày Tết nguyên đán này còn nhằm cầu mong sự sung túc, tài lộc và an khang cho gia đình trong năm mới.

Thời điểm cúng ông Công, ông Táo thường được tiến hành vào đêm 23 hoặc rạng sáng ngày 24 tháng Chạp trong lịch âm. Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong các phong tục ngày Tết cổ truyền mang giá trị văn hóa người Việt cần được giữ gìn và phát huy.

Phong tục tập quán đoàn tụ bên gia đình

Tết là ngày đầu năm, là ngày của sự đoàn tụ, đoàn viên theo quan niệm xưa của người Việt. Mối quan hệ họ hàng, thân thích là sự ràng buộc lẫn nhau và đã trở thành đạo lý chung cho cả xã hội. Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã khuất.

Chính vậy mà đoàn tụ bên gia đình chính là phong tục ngày Tết của người Việt. Vào bữa cơm tối đêm 30, trước Giao thừa, các gia đình thường sẽ cúng mâm cơm, thắp hương mời vong linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, đón Tết cùng con cháu, việc này còn được gọi là cúng gia tiên. 

Phong tục thăm mộ tổ tiên

Phong tục thăm mộ tổ tiên
Phong tục thăm mộ tổ tiên

Mỗi dịp Tết đến, xuân về các phong tục ngày Tết thể hiện truyền thống, văn hóa người Việt Nam lại được nêu cao. Trong đó, truyền thống tri ân tổ tiên như phong tục thăm mộ tổ tiên hay còn được gọi là tảo mộ cũng được diễn ra trong thời gian này.

Phong tục Tết đi thăm mộ tổ tiên không chỉ mang ý nghĩa tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên mà đồng thời còn là cầu nguyện cho gia đình năm mới được bình an, phúc lộc, thịnh vượng. Khi thăm mộ tổ tiên, người thân sẽ đến lau chùi mộ phần tổ tiên, trang trí và đặt hoa tươi, nến và thắp hương lên bàn thờ nhằm tỏ lòng hiếu kính.

Tục đi chợ Tết

Khác với những phiên họp chợ thường ngày, chợ Tết cũng sẽ đông vui, nhộn nhịp hơn. Đây là nơi không chỉ để mọi người mua sắm những vật dụng thiết yếu trong ngày mà còn là nơi để gặp mặt, trò chuyện và tận hưởng không khí ngày Tết. Chợ Tết thường được tổ chức trên một bãi đất trống có bán đủ các món đồ cần thiết, người lớn sẽ sắm đồ Tết, trẻ con sẽ theo sau để được bà, mẹ mua cho quần áo mới, ai cũng tay xách nách mang trở về sau buổi họp chợ huyên náo. 

Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét ngày Tết

Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét ngày Tết
Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét ngày Tết

Nếu bánh chưng là loại bánh truyền thống ngày Tết ở miền Bắc, thì bánh Tét lại là loại bánh truyền thống không thể thiếu vào các ngày Tết Nguyên Đán tại miền Nam. Chính vì thế, gói bánh chưng, bánh Tét được xem là phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động gói bánh trở thành một trong các phong tục ngày Tết giúp gắn kết tình cảm, tạo nên không khí đoàn viên giữa các thành viên khi quây quần cùng nhau gói bánh, nấu bánh trong những ngày cuối năm.

Phong tục dọn nhà ngày Tết

Phong tục dọn nhà ngày Tết
Phong tục dọn nhà ngày Tết

Đây là một trong các phong tục ngày Tết rất quan trọng ở Việt Nam. Bởi, ý nghĩa phong tục ngày Tết này để đón một năm mới với không gian mới, gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời đón tài lộc và may mắn vào nhà. Đồng thời, không gian sống sạch sẽ cũng giúp tinh thần mọi người trong gia đình vui tươi, phấn chấn hơn để đón chào một năm mới đầy hy vọng và thành công.

Thường vào những ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa như lau nhà, rửa chén bát, vật dụng, đồ trang trí, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên và vẽ chữ Tài, Lộc, Phú trang trí trên cửa và tường nhà. Điều này giúp tạo không khí ấm áp, vui tươi để đón chào năm mới với những điều tốt lành nhất.

Phong tục chơi hoa dịp Tết

Phong tục chơi hoa dịp Tết
Phong tục chơi hoa dịp Tết

Chơi hoa dịp Tết là một trong các phong tục ngày Tết được người Việt yêu thích và hưởng ứng mạnh mẽ. Vào dịp Tết Nguyên Đán, người người, nhà nhà thường đua nhau mua sắm những loại hoa để trang trí, tạo không gian tươi mát và không khí Tết trong nhà. Các loại hoa như hoa đào, hoa mai, hoa quất, hoa cúc, hoa lan, hoa ban, hoa hồng,… thường được mọi người ưa chuộng.

Ý nghĩa của phong tục Tết chơi hoa này không chỉ giúp trang trí nhà cửa thêm đẹp, sinh động mà còn mang ý nghĩa phong thủy đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ trong năm mới. Một số ý nghĩa phong thủy các loài hoa chưng Tết được nhiều người ưa chuộng như:

  • Hoa đào, hoa mai: Được coi là biểu tượng của sự tốt đẹp, may mắn. 
  • Cây quất: Đây là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành đạt.
  • Hoa cúc: Thường được dùng để cầu tài lộc, tình duyên. 
  • Hoa lan: Loài hoa này tượng trưng cho sự quý phái, sang trọng.
  • Hoa hồng: Thể hiện tình yêu, tình cảm trong gia đình.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Theo truyền thuyết, dựng cây nêu báo hiệu ngôi nhà đã có chủ và giúp xua đuổi tà ma, những điều không may mắn có thể đến với gia đình trong năm mới. Đây là một trong các phong tục ngày Tết quan trọng ở các vùng miền Bắc.

Thông thường cây nêu sẽ được dựng vào ngày 23 tháng cuối năm và hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết. Một cây nêu có thể cao từ 5 – 6m và treo trên ngọn cây cùng cá chép giấy, vàng mã, bùa trừ tà, vải điều,… nhằm cầu mong mang lại sự bình an, tài lộc và may mắn cho gia chủ trong năm mới. Đồng thời, phong tục dựng cây nêu còn được kết hợp với các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí khác ngày Tết

Phong tục bày mâm ngũ quả chưng Tết

Phong tục bày mâm ngũ quả chưng Tết
Phong tục bày mâm ngũ quả chưng Tết

Phong tục bày mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán là một trong các phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Mâm ngũ quả bao gồm năm loại cây trái khác nhau tùy theo lời cầu chúc cho những điều tốt lành, may mắn, phúc lộc, sức khỏe , trí tuệ sẽ đến với gia đình. Bên cạnh đó, việc bày biện mâm ngũ còn thể hiện tấm lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần.

Phong tục đón giao thừa

Phong tục đón giao thừa
Một trong các phong tục ngày Tết Việt Nam chính là đón giao thừa

Nói đến các phong tục ngày Tết thì không thể nào thiếu phong tục đón giao thừa đêm 30 của người Việt. Khi đồng hồ điểm 12h, thời điểm giao giữa đêm 30 và mùng 1 Tết, mọi người sẽ quây quần bên nhau cúng các vị chư thần và cung chúc nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Bên cạnh đó, việc đốt pháo hoa đón chào năm mới cũng sẽ diễn ra ở thời điểm này. Đốt pháo hoa trong lễ đón giao thừa còn mang ý nghĩa để xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và đón nhận năm mới nhiều vui tươi. 

Phong tục xuất hành

Phong tục ngày Tết này thường diễn ra vào mùng 1 Tết Âm Lịch hằng năm, mọi người sẽ chọn hướng, giờ và phương tiện di chuyển để rời nhà với mong muốn mọi thứ đều gặp thuận lợi, may mắn, tốt lành cho cả năm, không gặp điều xấu, điều không tốt. 

Phong tục xông đất đầu năm

Phong tục xông đất đầu năm
Một trong những phong tục Tết cổ truyền – xông đất đầu năm

Theo quan niệm dân gian, người xông đất hợp tuổi sẽ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, một năm phát tài, phát lộc. Vì thế, xông đất được xem là một trong các phong tục trong ngày Tết Việt Nam quan trọng. Thông thường, mỗi gia đình sẽ xem tuổi tác để lựa chọn người hợp tuổi để đến xông đất đầu năm cho gia đình, những người này nên vui tính, cởi mở hòa đồng. 

Tục khai bút đầu năm

Vào những ngày đầu xuân, trẻ em thường sẽ khai bút đầu năm. Đây là phong tục Tết mang ý nghĩa cầu may mắn cho cho sự nghiệp học hành tấn tới, thuận lợi, hy vọng tốt lành sẽ đến trong năm mới.  

Phong tục chúc Tết, mừng tuổi và lì xì ngày Tết

Các phong tục ngày tết chúc Tết, mừng tuổi và lì xì ngày Tết
Phong tục chúc Tết, mừng tuổi và lì xì ngày Tết

Chúc Tết, mừng tuổi và lì xì là các phong tục ngày Tết chính của người Việt Nam. Khi Tết đến, người ta sẽ ghé thăm nhau và gửi nhau những lời chúc tốt đẹp như “Chúc mừng năm mới”, “Sức khỏe dồi dào”, “Tiền vào như nước”,… Đồng thời sẽ hiếu kính với người già bằng tiền mừng tuổi hoặc chúc Tết người trẻ, các em bé bằng tiền lì xì.

Hoạt động chúc Tết, mừng tuổi, lì xì mang ý nghĩa tượng trưng cho việc trao gửi may mắn và tài lộc trong năm mới. Những hoạt động này giúp gắn kết tình cảm, sự đoàn kết giữ người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Phong tục ngày Tết đi lễ chùa đầu năm

Phong tục Tết đi lễ chùa đầu năm
Phong tục Tết đi lễ chùa đầu năm

Theo quan niệm dân gian, việc đi lễ chùa đầu năm sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm mới. Vì thế, đây được xem là phong tục Tết Việt Nam không thể bỏ qua những ngày đầu năm mới. Thường thì, người ta sẽ lên lịch trước để đi lễ chùa đầu năm vào ngày đầu tiên của năm mới. Đến chùa, ngoài việc cầu nguyện, bày tỏ lòng biết ơn đối với chư vị thần linh, chư Phật và xin nhận được sự bảo trợ, phù hộ trong năm mới. Mọi người còn thường thắp hương để tưởng nhớ đến tổ tiên và người đã mất trong gia đình.

Tục xin chữ dịp đầu xuân

Tục xin chữ dịp đầu xuân
Phong tục xin chữ dịp đầu xuân

Tục xin chữ, xin câu đối xuân đã trở thành nét đẹp văn hoá không thể thiếu từ lâu vào những ngày đầu xuân tại Việt Nam. Đây là phong tục ngày Tết, nét đẹp văn hoá mang ý nghĩa xã hội biểu hiện cho truyền thống hiếu học, coi trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ông đồ già với nghiên mực, giấy đỏ, bút lông đang viết nên những con chữ “rồng bay phượng múa” khá thân thuộc với người Việt vào những dịp đầu năm.

Mỗi nét chữ như một thông điệp của các thế hệ đi trước đối với thế hệ đi sau về việc giữ gìn thú vui tao nhã, thông minh, sáng tạo, tài hoa được thể hiện qua những con chữ. Xin chữ đầu năm để treo trong nhà là một việc vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với nhiều gia đình. Điều này như một món ăn tinh thần cũng như thể hiện những mong ước trong năm mới mang đậm bản sắc văn hoá của một quốc gia hiếu học, coi trọng đạo nghĩa.

LỜI KẾT

Tết là khởi đầu của một năm mới nên ai cũng mong cầu sự may mắn trong năm tới nên những phong tục ngày Tết như đã ăn sâu vào tiềm thức và đời sống của người Việt, trở thành một phần không thể thiếu và thói quen trong văn hoá của người Việt. Đây chính là giá trị truyền thống tốt đẹp mà mọi người nên trân trọng và gìn giữ.

Trên đây là các phong tục ngày Tết Việt Nam được Hộp quà tết tổng hợp lại. Hy vọng với những nội dung này, bạn có thể hiểu hơn về văn hóa, truyền thống ngày Tết của người Việt. Ngoài ra, bạn có thể ghé đến showroom Hopquatet để tham khảo những món quà để biếu tặng người thân, cho ngày Tết thêm đủ đầy, chan hòa tình cảm. 

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: www.hopquatet.vn

Tác Giả: PinKy

PinKy

Cô gái năng động, xinh đẹp: Là người yêu thích trải nghiệm, và tâm huyết trong công việc. Nó giúp tôi trở nên mạnh mẽ, tự tin và trưởng thành hơn mỗi ngày.

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.