Tổng hợp những món ăn ngày Tết truyền thống ở ba miền: Bắc, Trung, Nam
Những món ăn ngày Tết ở Việt Nam không chỉ đa dạng về hình thức màu sắc. Mà trên mỗi miền đất nước là những món ăn Tết đặc trưng riêng, thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Món ăn ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam không chỉ là món ăn đãi khách, còn là lễ vật cúng gia tiên, thần linh, thể hiện lòng thành và tín ngưỡng địa phương. Cùng Hopquatet tìm hiểu những món ăn Tết Việt Nam ở ba miền Bắc, Trung, Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của những món ăn ngày Tết Việt Nam
>>>Tham khảo thêm:
- Đầu năm không nên tặng gì
- Những điều kiêng kỵ ngày tết
- Bày mâm ngũ quả ngày tết
- Mâm cơm ngày tết miền bắc
Trong quan niệm văn hóa, dân gian Việt Nam, những món ăn ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn tiếp đãi khách đến chơi nhà. Mà nó còn thể hiện khát khao, ước mong về một năm mới no đủ, hạnh phúc và bình an. Mỗi một món ăn đều có những ý nghĩa riêng, nếu như bánh chưng bánh tét thể hiện ước mong thịnh vượng, ấm no, thì thịt kho tàu thể hiện cho sự vuông tròn, âm dương hài hòa, thuận buồm xuôi gió,…
Những món ăn ngày Tết miền Bắc
Miền Bắc, nơi có khí hậu khá khắc nghiệt, vì thế những món ăn ngày Tết miền Bắc cũng vô cùng độc đáo. Cụ thể như sau:
Bánh chưng
Bánh chưng là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam nổi danh và thường được xuất hiện trong các dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Nguyên liệu làm bánh chưng khá đơn giản như gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, gia vị và lá dong.
Theo truyền thống, vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau nấu bánh chưng và thưởng thức nhằm thể hiện tình cảm thân ái và sự đoàn kết. Chính vì thế, bánh chưng được coi là món ăn ngày Tết miền Bắc biểu tượng cho sự đoàn kết và lòng trung thành của người Việt với đất nước và gia đình. Để làm bánh chưng, bạn đừng quên cách làm bánh chưng xanh trong bài viết dưới đây:
Xôi gấc
Xôi gấc là một món ăn thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng kiếng tại Miền Bắc, đặc biệt là Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Màu sắc đỏ rực của xôi gấc cùng vị ngọt thanh từ các nguyên liệu không chỉ tạo cho xôi gấc vẻ ngoài bắt mắt mà còn vô cùng thơm ngon.
Ngoài ra, xôi gấc không chỉ được coi là một món ăn ngày Tết quen thuộc mà còn được người Bắc dùng để cúng ông bà, tặng bạn bè và người thân. Món ăn Tết miền Bắc này còn có ý nghĩa đặc biệt trong văn hoá dân tộc, thể hiện sự may mắn, cát tường trong năm mới.
Thịt đông
Thịt đông độc đáo của người dân miền Bắc Việt Nam, đặc biệt được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn này còn được xem là một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và hạnh phúc trong gia đình. Vì thế, Thịt đông được coi là món ăn ngày Tết đặc biệt và có giá trị cao trong các bữa tiệc đón Tết ở miền Bắc Việt Nam.
Dưa hành
Dưa hành là món ăn dân dã, đơn giản và dễ làm nhưng rất đậm đà, hấp dẫn phù hợp với khẩu vị của người miền Bắc. Nguyên liệu chính để làm dưa hành là dưa hành và được muối chua tạo nên hương vị đặc trưng riêng và thường được dùng làm những món ăn kèm với thịt, bánh chưng ngày Tết Ở miền Bắc.
Thịt gà luộc
Thịt gà ở miền bắc khá được yêu thích, do đó thịt gà luộc là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người Bắc. Mặc dù cách nấu khá đơn giả, chỉ cần luộc lên với nước, nhưng hương vị thì không chê vào đâu được. Đặc biệt, thịt gà còn vô cùng bổ dưỡng, phù hợp để tẩm bổ sau một năm làm việc vất vả.
Canh bóng bì lợn
Canh bóng bì lợn là một món canh truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, được làm từ bóng bì lợn và các loại rau tươi ngon. Món canh này có vị đậm đà, thơm ngon và có thể dùng trong các bữa ăn gia đình hoặc các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán. Canh bóng bì lợn thường được dùng kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì và rau sống như rau xà lách, rau cải, rau răm. Đây là một món ăn ngày Tết truyền thống, thanh đạm và rất bổ dưỡng của miền Bắc Việt Nam.
Canh măng khô
Canh măng khô cũng được xem là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài nguyên liệu măng khô, cạnh còn được làm từ các nguyên liệu bổ dưỡng khác như tôm khô, nấm khô và thịt heo. Điều này giúp canh có vị ngọt thanh, thơm ngon phù hợp với khí hậu lạnh mùa đông miền Bắc.
Giò lụa
Giò lụa là món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam không thể thiếu trên mỗi mâm cỗ với ý nghĩa vô cùng đặc biệt “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Món này được làm từ thịt heo giã nhuyễn trong cối đá rồi gói lại bằng lá chuối và hấp chín hoặc luộc. Khi dùng món nên thái thành từng khoanh hoặc cắt theo miếng nhỏ. Những miếng giò giòn dai, trắng mịn, thơm nhẹ sẽ mang đến cho gia đình một bữa ăn ngon miệng trong mấy ngày Tết.
Chè kho
Chè kho là món ăn ngày Tết miền Bắc từ xưa tại Việt Nam. Món chè có vị ngọt, thơm ngon và bổ dưỡng, khi ăn nên dùng kèm với trà nóng. Sự kết hợp này cùng với thời tiết se lạnh của những ngày Tết sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Chè kho được làm từ hai nguyên liệu chính là đậu xanh không vỏ và nếp cùng với các nguyên liệu phụ khác như: đường đỏ, nửa trái thảo quả được sấy khô, tán nhỏ thành bột mịn, mè trắng rang chín đã xát bỏ vỏ,…
Giò thủ
Giò thủ là món ăn ngày Tết miền Bắc bắt buộc phải có trên bàn thờ tổ tiên hoặc các bữa ăn trong gia đình. Tương tự như giò lụa, giò thủ cũng mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Giò thủ được làm từ thịt lợn, tai lợn, nấm mèo giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn rồi lấy lá chuối bó lại cho vào nồi luộc chín. Khi cắt miếng giò ra, bạn sẽ thấy miếng giò giòn dai vì có lẫn tai lợn và nấm mèo, ngọt thịt.
Miến măng gà
Bên cạnh những món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam đặc trưng, một số gia đình miền Bắc còn có thêm một món khác đó là miến măng gà. Món ăn này là sự kết hợp của sự da dai của miến, vị ngọt thanh của thịt gà, vị nhẫn nhẫn của măng khô. Bên cạnh đó, miến măng gà còn là món ăn ngày Tết được dâng lên bàn thờ tổ tiên khá phổ biến ở nhiều gia đình.
Nem rán
Nếu chả giò được xem là món ăn ngày tết được đặc sản miền Nam thì nem rán là món ăn trứ danh của người miền Bắc. Với nguyên liệu vô dùng đơn giản như thịt heo băm, mộc nhĩ, các loại gia vị cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ đã tạo nên món ăn giòn thơm, bắt mắt thích hợp cho các dịp lễ, Tết.
>> Có thể bạn quan tâm: 10 Món ăn đặc sản miền Bắc làm quà biếu Tết
Món ăn truyền thống ngày Tết miền Trung
Miền Trung là nơi tập hợp nhiều món ngon độc đáo, và có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Chính vì thế, trên bàn thờ gia tiên ngày Tết cũng có nhũng món ăn đặc sản không thể thiếu. Cùng điểm qua những món ăn ngày Tết miền trung phổ biến sau đây:
Nem chua
Nem chua là một món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung Việt Nam và đặc biệt phổ biến ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nguyên liệu chính của nem chua được làm từ thịt heo xay nhuyễn, bọc trong lá chuối và để lên men trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra vị chua đặc trưng. Nem chua thường được dùng kèm với các món thịt để tăng thêm mùi vị món ăn.
Dưa món
Nếu ở miền Bắc nổi tiếng với các món dưa hành, miền Nam là dưa giá thì miền Trung lại nổi danh với món dưa món. Dưa món có vị chua, ngọt, cay và thơm, là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc tùng và dịp lễ Tết. Chúng không chỉ được yêu thích ngày Tết, mà trong bữa ăn hằng ngày, dưa món cũng được lòng người dân miền Trung.
Thịt ngâm mắm
Nói đến món ăn ngày Tết miền Trung thì không thể nào bỏ qua món thịt ngâm mắm. Thịt sau khi được sơ chế và cho vào ngâm mắm trong nhiều ngày, giúp từng thớ thịt săn chắc có hương vị vô cùng độc đáo và ngon miệng. Món thịt ngâm mắm thường được dùng kèm với các món ăn phổ biến ngày Tết như bánh chưng, bánh Tết hay xôi nếp.
Chả bò
Chả bò Là món ăn được làm từ thịt bò xay nhuyễn và được tẩm ướp cùng các loại gia vị như tiêu, ớt, bột ngọt, hành băm và nước mắm, sau đó được vo viên và hấp chín làm dậy nên hương vị đặc trưng của bò cùng vị dai giòn, thơm ngon. Món ăn ngày Tết này thường được dùng trong các mâm cỗ, tiệc tùng hoặc ăn kèm với bún chả.
Tôm chua
Nguyên liệu chính của món tôm chua chính là các loại tôm, sau khi được sơ chế và tẩm ướp gia vị sẽ được ngâm với nước mắm trong nhiều ngày để tạo hương vị chua ngọt và thơm ngon. Tôm chua thường được dùng như món ăn ngày Tết kèm với rau sống, bánh đa, bánh tráng hoặc bún.
Tré
Tré là món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung Việt Nam được làm từ bì lợn và thịt lợn đầu heo… Tré miền Trung có cách chế biến và hương vị đặc biệt nổi bật, khác với tré của các vùng miền khác nhau, nên vô cùng nổi danh và được khá nhiều bạn trẻ trong nam yêu thích. Tré thường được ăn kèm với rau sống, bánh tráng, bún, cơm trong các dịp lễ Tết và các bữa tiệc thịnh soạn.
Thịt kho củ cải
Nhắc đến món ăn ngày Tết miền Trung thì không thể thiếu thịt kho củ cải. Đây là món ăn phổ biến hầu hết ở các gia đình miền Trung. Để món ăn này trở nên ngon hơn trong mấy ngày Tết với hương vị đậm đà là điều không dễ dàng.
Bánh thuẫn
Bánh thuẫn hay bánh thửng là món ăn ngày Tết đặc trưng ở nhiều tỉnh miền Trung. Loại bánh này tương tự với bánh bông lan nhưng mềm và xốp hơn. Chưa kể, đây còn là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Dù ai có đi xa đi gần nhưng khi về quê ăn Tết thì cũng không quên thưởng thức hương vị thơm ngon, bình dị của món bánh này.
Bắp bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía là món ăn ngày Tết quen thuộc của người dân miền Trung. Món ăn được chế biến chung với các gia vị đậm đà như: quế, gừng và ớt đã tạo nên vị cay nồng nàn. Chưa kể, món ăn còn có sự dịu ngọt của mật mía và vị ngọt giòn của bắp bò. Toàn bộ các nguyên liệu trong món ăn đã hoà quyện vào nhau, tạo ra món ăn có vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay nồng thơm ngon khó cưỡng. Nếu bạn là người miền Trung, chỉ cần nhắc đến món này là đã cảm thấy nôn Tết miền Trung lắm rồi!
Gà luộc lá chanh
Đây là món ăn khá đơn giản nhưng không thể thiếu trong danh sách món ăn ngày Tết truyền thống. Món gà luộc lá chanh là món ăn đặc trưng của người miền Trung. Bởi nhiều người tin rằng gà là con vật luôn mang đến điều may mắn, là sự khởi đầu mới thuận lợi cho cả năm.
Bánh in
Bánh in là một trong những món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam đậm chất Cố đô. Món này có tên là bánh in bởi trên mặt bánh có in hình các chữ cái hoặc hình rồng phượng để mang lại may mắn cho gia chủ.
Có thể bạn quan tâm:
Món ăn đặc trưng ngày Tết miền Nam
Khác với ẩm thực miền bắc, miền Nam cũng có những món ăn ngày Tết hiện đại đặc trưng riêng. Sau đây là những món ăn ngày Tết miền Nam phổ biến nhất:
Bánh Tét
Ở miền bắc có bánh chưng thì ở miền Nam bánh Tết được xem là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu, thể hiện tình đoàn kết khi cùng nhau quây quần bên nồi bánh Tết đêm giao thừa. Khá giống với bánh chưng, bánh tét cũng được làm từ gạo nếp và thịt mỡ, đậu xanh, Tuy nhiên bánh chưng có hình vuông thì bánh tét lại được gói thành đoàn dài, độc đáo.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là một món ăn ngày Tết không thể hiếu trong văn hóa ẩm thực ngày Tết Nguyên Đán ở miền Nam. Đây là một món ăn ngày tết để được lâu vô cùng đơn giản và dễ làm, được chế biến từ thịt heo, nước mắm, đường, tỏi, hành tím và các gia vị khác nhau nhưng lại tạo nên một hương vị vô cùng thơm ngon, độc đáo.
Củ kiệu tôm khô
Củ kiệu, tôm khô là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu trong danh sách món ăn miền Nam. Với các nguyên liệu đơn giản như củ kiệu được sơ chế, tẩm ướp gia vị và ngâm cùng nước mắm. Chỉ với những bước thực hiện vô cùng đơn giản, gia đình bạn đã có thể có thêm món ăn ngày Tết đơn giản, thích hợp dùng ăn kèm cùng bánh Tết vô cùng bắt miệng.
Canh khổ qua nhồi thịt
Ở miền Nam, canh khổ qua nhồi thịt mang ý nghĩa cầu mong mọi điều đau khổ sẽ bỏ qua ở năm cũ và chào đón năm mới, những điều mới tốt đẹp hơn. Vì thế, canh khổ qua là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Nam. Ngoài ra, khổ qua không chỉ mang điều may mắn mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả. Đặc biệt là ngày Tết nhiều bánh mứt, đồ nóng, canh khổ qua là món ăn phù hợp để giải độc cho cơ thể.
Dưa giá
Dưa giá là món ăn ngày Tết quen thuộc và được yêu thích tại miền Nam, chúng thường được ăn kem với các món chính như thịt kho, lạp xưởng, bánh Tết để tránh ngán và tăng mùi vì. Thành phần chính để tạo nên dưa giá chỉ từ các nguyên liệu đơn giản như giá, hẹ, hành, cà rốt. Với đặc tính mát, giòn, dưa giá được lòng hầu hết các gia đình người Việt
Lạp xưởng
Lạp xưởng được xem là một trong những đặc sản của miền Nam, với hương vị thơm ngon, đậm đà thích hợp làm món ăn ngày Tết đủ đầy. Có 2 loại lạp xưởng là khô và tươi. Thông thường, người miền Nam sẽ chế biến lạp xưởng thành các món ăn khác nhau từ luộc, nướng, chiên,… tùy theo sở thích.
Xôi vò
Xôi vò là món ăn quen thuộc ghi dấu ấn trong lòng của biết bao thế hệ người Việt. Đặc biệt, đây còn là món ăn ngon ngày Tết miền Nam không thể bỏ qua. Xôi vò được làm từ nếp, đậu xanh và nước cốt dừa, có thể ăn kèm với gỏi gà hoặc củ kiệu sẽ tạo hương vị rất tuyệt vời.
Canh măng
Các gia đình miền Nam thường nấu canh măng trong những ngày lễ Tết. Đây là món ăn ngày Tết truyền thống, mang nét dân dã nhưng lại không thể thiếu trong mâm cơm của người Nam Bộ. Nếu không có canh măng, Tết của người miền Nam sẽ không còn đủ đầy bởi món ăn này là biểu trưng của sự no đủ, mọi sự tốt lành.
Chả giò
Chả giò là món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của người miền Nam. Món ăn này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt bởi đây là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như thịt nạc, miến, mộc nhĩ, nấm hương,… thể hiện cho sự đoàn kết của đồng bào.
Gà xé phay
Gà xé phay là một món ăn ngon ngày Tết, cúng giỗ được yêu thích tại miền Nam. Nguyên liệu chính là thịt gà luộc, sau đó xé thành những miếng nhỏ vừa ăn và phay với các gia vị để tạo nên một món ăn có vị thơm ngon, giòn tan. Đặc biệt, gà xé phay được trang trí bắt mắt cùng rau thơm, rau răm, ớt tươi,…tạo sự bắt mắt.
>> Có thể bạn quan tâm: 10 Món quà Tết đặc sản miền Nam làm quà Tết ý nghĩa
Các món ăn ngày tết để được lâu?
Với mỗi loại món ăn sẽ có những hạn sử dụng khác nhau, nếu bạn hỏi các món ăn ngày Tết để được bao lâu? Hộp quà Tết sẽ trả lời cho bạn như sau:
- Đối với các món ăn được nấu chín như: thịt gà luộc, canh măng, canh khổ qua, canh bóng bì lợn,… (những món ăn được nấu chín nhanh). Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa được 1 ngày.
- Đối với các món ăn ngày Tết được nấu chín một cách kỹ lưỡng như: thịt đông, thịt kho tàu, thịt ngâm mắm, bánh chưng, bánh tét,… Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được từ 3 – 5 ngày.
- Đối với các món ăn Tết được ngâm, muối chua sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn từ 7 – 10 ngày như: dưa giá, dưa hành, củ kiệu, tôm muối chua, chả bò, giò lụa, giò thủ,…
TỔNG KẾT
Qua bài viết trên, Hộp Quà Tết đã tổng hợp các món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam theo ba miền Bắc, Trung, Nam mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu thêm về ẩm thực ngày Tết của nước nhà. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm những món quà Tết biếu tặng cho ông bà, cha mẹ đừng quên ghé đến Hopquatet để tham khảo nhé!
LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN
Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: [email protected]
Website: www.hopquatet.vn
>>>Xem thêm:
Tác Giả: PinKy
Cô gái năng động, tự tin: Là người yêu thích trải nghiệm, và tâm huyết trong công việc. Nó giúp tôi trở nên mạnh mẽ, tự tin và trưởng thành hơn mỗi ngày.