Hướng dẫn cách làm bánh chưng chuẩn nhất, đậm vị cho ngày Tết

Những chiếc bánh chưng xanh, dẻo thơm đậm đà dường như đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mỗi chiếc bánh không chỉ tượng trưng cho nền ẩm thực đa dạng, phong phú miền Bắc mà còn thể hiện sự đầm ấm, gắn kết của các thành viên trong gia đình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hộp Quà Tết học ngay cách làm bánh chưng Tết truyền thống, chuẩn chỉnh, đậm đà hương vị truyền thống. 

Chuẩn bị nguyên liệu cho 5 cái bánh chưng

>>>Tham khảo thêm:

Nguyên liệu làm Bánh chưng Cho 5 cái bánh chưng
Nguyên liệu làm Bánh chưng Cho 5 cái bánh chưng

Đầu tiên, để học được cách làm bánh chưng Tết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm bánh. Và để gói 5 cái bánh chưng, số nguyên liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Nếp cái hoa vàng: 650g
  • Đậu xanh tuốt vỏ: 400g
  • Thịt ba chỉ: 300g
  • Lá dong, lạt buộc
  • Dụng cụ, gia vị: muối, đường, tiêu, khung vuông, nồi hấp.

Hướng dẫn cách làm bánh chưng Tết

Sau khi đã chuẩn bị đúng, đủ các nguyên liệu nêu trên, chúng ta cùng tiến hành cách làm bánh chưng Tết lần lượt theo các bước sau đây:

Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánh

Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánh
Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánh

Trước khi gói bánh chưng Tết, bạn cần chuẩn bị nhân và lá gói như sau:

  • Lá dong sau khi mua về rọc bớt phần cuống, rửa sạch, lau sơ qua và để ráo.
  • Để bánh chưng Tết dẻo thơm, mềm mịn bạn cần ngâm gạo nếp trước ít nhất 4 tiếng trước khi gói bánh và nếu có thể, nên ngâm qua đêm. Cách làm bánh chưng có màu xanh cần lưu ý là ngâm gạo nếp chung với lá dứa hoặc lá riềng đã xay lấy nước, để nếp có màu xanh đặc trưng và thơm hơn. 
  • Đậu xanh cũng cần ngâm qua đêm hoặc ít nhất trước 4 tiếng trước khi gói bánh chưng Tết. 

Sơ chế nguyên liệu

Tiếp theo trong cách làm bánh chưng Tết là bước sơ chế nguyên liệu như sau:

  • Nếp sau khi ngâm xong, đổ ra rổ để ráo nước. Sau đó, trộn nếp cùng 2 muỗng muối và trộn đều. 
  • Đậu xanh sau khi ngâm cũng rửa sạch lại, để ráo và trộn với ít muối, tiêu. 
  • Phần thịt sau khi rửa sạch, ướp với gia vị muối tiêu, đường cho vừa ăn. 

Cách gói bánh chưng ngày tết

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày tết
Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày tết

Sau khi chuẩn bị hoàn tất các nguyên liệu và cách làm bánh chưng Tết sẽ tiếp diễn ở công đoạn khó nhất, gói bánh chưng ngày Tết, bạn lưu ý thực hiện theo các bước sau:

  • Cách làm bánh chưng vuông vắn, đẹp nhất là sử dụng khuôn vuông để cố định hình dạng bánh. Chúng ta sẽ xếp vào khuôn 4 miếng lá dong tạo thành hình chữ thập, gập mỗi lá lại ôm sát vào khuôn vuông để tạo thành các đường thẳng.
  • Tiếp đến, dùng khung vuông bên ngoài bọc lại và tách khuôn vuông định hình ra. 
  • Cho lần lượt nếp, đậu xanh, thịt heo, đậu xanh và cuối cùng là một lớp nếp vào. Lưu ý rải đều 4 góc để tránh bánh bị lồi lõm, mất thẩm mỹ. 
  • Sau đó, gấp lá dong lại sao cho chúng bao bọc toàn bộ lớp nhân bên trong. 
  • Sử dụng một tay ấn chặt phần nếp gấp để lớp vỏ bánh không bung ra khi tách khỏi khuôn, dùng dây lạt bánh theo hình chữ thập. Nên buộc khoảng 2 vòng, buộc chặt vừa phải để bánh còn nở trong quá trình luộc. 

Cách luộc bánh chưng đúng cách

Cách luộc bánh chưng đúng cách
Cách luộc bánh chưng đúng cách

Bước cuối cùng trong cách làm bánh chưng Tết là luộc bánh, công đoạn luộc đơn giản nhưng cần thực hiện cẩn thận để tránh bánh khét hoặc không chín tới:

  • Chuẩn bị một chiếc nồi thật to, xếp một phần lá dong còn dư xuống đáy để tránh bánh khét trong quá trình luộc. 
  • Xếp bánh vào nồi, nên xếp thật chặt để tránh trong quá trình nước sôi khiến bánh di chuyển qua lại làm xấu bánh. 
  • Đổ nước vào ngập bánh, cho lên bếp luộc trong 5 tiếng với bánh nhỏ. Nếu bánh lớn hơn, bạn nên luộc với thời gian lâu hơn, tùy vào kích cỡ bánh. 
  • Trong thời gian luộc, nhớ theo dõi nước tránh để nước sôi cạn. Châm thêm nước sôi nếu thấy nước dần cạn. Đồng thời, nên trở bánh 1 – 2 lần để đảo bảo bánh chín đều các mặt. 
  • Sau khi bánh chín, cho bánh ra thao nước lạnh ngâm trong 20 phút rồi dùng tay rửa sạch nhớt và vớt bánh ra, để ráo. Sử dụng vật nặng ép bánh trong khoảng 5 – 8 tiếng, đảm bảo ép hết nước tránh bánh bị nhão và giúp tăng thời gian bảo quản bánh. 

Yêu cầu thành phẩm

Yêu cầu thành phẩm bánh chưng tết
Yêu cầu thành phẩm bánh chưng tết

Như vậy, với các công đoạn cách làm bánh chưng Tết theo hướng dẫn trên, bạn đã có ngay 5 chiếc bánh chưng mềm dẻo, thơm ngon chuẩn vị truyền thống. Những chiếc bánh sau khi hoàn tất cần có vẻ ngoài vuông vắn, dây thắt cứng cáp, đẹp mắt. Bánh sau khi cắt ra, lớp nếp có màu xanh từ lá, nhân thịt mỡ béo ngậy hòa quyện tuyệt vời với đậu xanh béo bùi, tạo nên hương vị khó quên khi thưởng thức. 

Thưởng thức

Cùng thưởng thức hương vị bánh chưng Tết thơm ngon, hương vị truyền thống
Cùng thưởng thức hương vị bánh chưng Tết thơm ngon, hương vị truyền thống

Cách làm bánh chưng Tết ngon, chuẩn vị đã học rồi, vậy thưởng thức như thế nào để ngon nhất. Ngoài cách thưởng thức riêng bánh chưng, còn khá nhiều cách thưởng thức bánh chưng Tết khác, nhưng ngon nhất phải kể để 3 cách nổi bật như:

  • Bánh chưng chấm mật mía: Mật mía với vị ngọt tự nhiên, kết hợp cùng vị mặn mặn, béo béo của bánh chưng tạo nên hương vị khó cưỡng, bù trừ vô cùng tuyệt vời. Cách làm bánh chưng mật cũng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chén mật mía, chấm cùng bánh chưng là xong. 
  • Bánh chưng dùng cùng dưa món: Các món dưa món chua chua ngọt ngọt thường được ưa chuộng trong ngày Tết như một món giải ngán hiệu quả. Vậy nên, không khó khi món dưa món này được yêu thích khi thưởng thức cùng cách làm bánh chưng miền Bắc. 
  • Bánh chưng cùng củ kiệu, tôm khô: Nếu như miền Bắc yêu thích thưởng thức bánh chưng với dưa món, thì miền Nam sẽ là củ kiệu, tôm khô – 2 món đặc trưng của ngày Tết miền Nam. Vị chua chua ngọt ngọt khi muối của củ kiệu, tôm khô khi thưởng thức cùng bánh chưng xanh tạo nên sự kết hợp hoàn hảo, từng tầng hương vị trở nên trọn vẹn hơn. 

Một số lưu ý trong công thức làm bánh chưng

Cách làm bánh chưng Tết ngon chuẩn vị nhất, công đoạn chọn nguyên liệu giữ vai trò rất quan trọng. Sau đây là những bí quyết, giúp bạn lựa chọn nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết chuẩn, chỉnh nhất, đảm bảo hương vị bánh sau khi hoàn tất chinh phục tất cả mọi thành viên trong gia đình:

Cách chọn gạo nếp cái hoa vàng ngon

Cách chọn gạo nếp cái hoa vàng ngon
Cách chọn gạo nếp cái hoa vàng ngon

Cách làm bánh chưng Tết ngon đúng điệu, nếp chính là một trong những nguyên liệu quan trọng cần lựa chọn kỹ lượng. Bánh chưng chỉ thật sự dẻo thơm đúng điệu khi gói bằng gạo nếp cái hoa vàng. Khi lựa chọn nếp, nên lưu ý chọn loại nếp có hạt đều, bóng và mùi thơm nhẹ, tự nhiên. 

Ngoài ra, các loại nếp bị xát quá kỹ rất dễ mất đi lượng vitamin tự nhiên, không nên mua. Và chỉ nên mua lượng nếp vừa đủ, tránh mua quá nhiều, cất giữ lâu có thể khiến nếp bị mốc, vàng hoặc hư hỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Đồng thời, đừng quên chọn mua ở những cơ sở uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng nếp. 

Bí quyết chọn thịt ba chỉ ngon chuẩn không cần chỉnh

Chọn thịt ba chỉ tươi ngon cũng là một bí quyết giúp cách làm bánh chưng Tết ngon, đậm đà. Khi chọn thịt, nên chọn phần thịt có 3 phần thịt mỡ đều nhau, miếng thịt không có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, óng ả. Nếu thấy thịt có màu xanh nhạt, thâm hoặc đen, lớp màng ngoài nhớt thì tuyệt đối không nên sử dụng, đây có thể là phần thịt đã để lâu ngày. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tay kiểm tra độ đàn hồi của thịt để đảm bảo độ tươi ngon. Thịt tươi khi ấn và nhắc lên sẽ đàn hồi và không để lại dấu vết. Đồng thời, nếu phát hiện thị có mùi hoặc rỉ dịch thì tuyệt đối không mua. 

Cách bảo quản bánh chưng

Cách bảo quản bánh chưng
Hướng dẫn cách bảo quản bánh chưng tết

Ngoài nguyên liệu và cách làm bánh chưng Tết, bảo quản bánh cũng là công đoạn giúp giữ bánh được lâu, thơm ngon khi thưởng thức. Nhìn chung, có 3 cách bảo quản bánh chưng chính như sau:

  • Bảo quản bánh chưng ở điều kiện thường: Bánh chưng sau khi luộc và ép hết nước bạn có thể treo tại nơi thoáng mát, khô ráo để bảo quản bánh. Cách bảo quản này, bánh có thể giữ được khoảng 7 -10 ngày, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào điều kiện nơi ở, khâu gói bánh chưng Tết có chặt không. 
  • Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh: Để bảo quản bánh chưng được lâu hơn, bạn có thể cho bánh vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Bảo quản trong điều kiện lạnh có thể giúp bánh tăng thời hạn sử dụng lên đến 15-20 ngày. Tuy nhiên, khi thưởng thức bạn nên cho bánh lên hấp lại để rã đông. 
  • Bảo quản bánh chưng bằng túi hút chân không: Cuối cùng bạn có thể bảo quản bánh bằng cách sử dụng túi hút chân không. Bọc kín bánh lại để trong điều kiện thường hoặc trong ngăn đá tủ lạnh tùy vào thời gian bạn muốn bảo quản. 

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ cách làm bánh chưng Tết, những lưu ý và cách bảo quản bánh chưng mà Hộp Quà Tết muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn có thể cùng các thành viên trong gia đình tạo nên những chiếc bánh chưng xanh, đậm đà hương vị Tết. Ngoài ra, đừng quên ghé Hộp Quà Tết để tham khảo các mẫu giỏ quà/ hộp quà ý nghĩa dành tặng những người yêu thương, để ngày Tết thêm đong đầy nhé!

LIÊN HỆ HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: https://hopquatet.vn/

Tác giả: Hồng Y

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.