Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ được diễn ra vào Rằm tháng Giêng tại nhiều quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Đây cũng là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của sự kiện này. Hãy cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu mọi thông tin qua bài viết chi tiết dưới đây. 

Tết Nguyên Tiêu là gì?

>>>Tham khảo thêm:

Tết Nguyên Tiêu là gì? Bắt nguồn ở đâu?
Tết Nguyên Tiêu là gì? Bắt nguồn ở đâu?

Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng là ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Dựa trên một số tài liệu ghi chép lịch sử kể lại rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và còn có nhiều dị bản khác nhau. 

Sự tích, ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là gì? Sự tích và ý nghĩa của ngày này như thế nào sẽ được giải đáp dưới đây: 

Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu

Sự tích của Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ thời Tây Hán, Trung Quốc với lễ hội rước đèn đặc trưng được tổ chức rất long trọng. Câu chuyện kể rằng cứ mỗi khi xuân đến, các cung nữ đều nhớ nhà nhưng hoàng cung lại canh gác nghiêm ngặt và không thể ra ngoài. Lúc này, Đông Phương Sóc – một viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã biết sự tình và cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp cô. 

Ông đã tung tin thành Trường An sẽ bị Hoả thần đốt cháy khiến nhiều người lo sợ. Sau đó, ông đã hiến kế với nhà vua và bảo ngày Rằm tháng Giêng này vua cùng người nhà hãy lánh nạn ở ngoài cung. Đồng thời, trong ngày đó, hãy cho người treo lồng đèn đầy sân giả cảnh lửa cháy để đánh lừa Hoả Thần. 

Hán Vũ Đế đã đồng ý với kế sách này và từ đó cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, cả nước đều treo lồng đèn và các cung nữ có thể gặp người thân của mình. Chính vì vậy, ngày lễ này đã được lưu truyền và lan rộng qua nhiều thế kỷ và ảnh hưởng đến các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam lại có sự khác biệt hoàn toàn với Trung Quốc. 

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu có nhiều tầng ý nghĩa về gia đình và tổ tiên
Tết Nguyên Tiêu có nhiều tầng ý nghĩa về gia đình và tổ tiên

Tết Nguyên Tiêu là gì và có ý nghĩa như thế nào? Tết Nguyên Tiêu chính là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, nếu tách nghĩa của 2 từ thì ra sẽ có ý nghĩa như sau, “Nguyên” là thứ nhất còn “Tiêu” tức là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (hay Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (hoặc Rằm tháng Mười). 

Đối với những người theo Phật Giáo, Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng hằng năm nên nhiều người thường nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hoặc “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. 

Cứ vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Phật, ông bà tổ tiên. Đồng thời, họ cũng mong cầu một năm mới an lành, sung túc và đủ đầy. Tuỳ vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng miền, cách thể hiện mâm cỗ cúng sẽ có phần khác nhau nhưng đều có một ý nghĩa chung đó là bày tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên. 

Tết Nguyên Tiêu là ngày nào? Đếm ngược

Tết Nguyên Tiêu là ngày mấy tháng mấy?
Tết Nguyên Tiêu là ngày mấy tháng mấy?

Vào năm 2024, Tết Nguyên Tiêu sẽ rơi vào thứ bảy, ngày 24 tháng 2 theo lịch dương lịch, tức là ngày 15 tháng 01 năm 2024 theo lịch âm lịch. Tết Nguyên Tiêu đếm ngược tính từ hôm nay (ngày 22/02/2024) là còn 33 ngày nữa sẽ đến. Tết Nguyên Tiêu rơi vào thứ 7 tạo điều kiện cho mọi người quây quần, chung vui bên gia đình được thoải mái hơn.

Phong tục, lễ hội trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Phong tục, lễ hội trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Phong tục, lễ hội trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam là ngày rằm tháng Giêng, nhiều người sẽ lên chùa cúng sao giải hạn, thể hiện lòng ước nguyện điều lành. Tại những nơi có đông người Hoa như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội Tết Nguyên Tiêu trở nên phong phú và đặc sắc với nhiều hoạt động như diễu hành, trình diễn ca kịch, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, và âm nhạc truyền thống.

Tại Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc, hay Tết Thượng Nguyên, được tôn vinh với nhiều nghi lễ cầu an cầu phước. Người dân thường ăn bánh trôi, thực hiện các trò chơi truyền thống, thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, và ghi ước nguyện lên đèn lồng để thả lên trời.

Tại Các Quốc Gia Khác

Ở Hàn Quốc, ngày rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum, người dân thường chơi trò Samulnori và leo núi để trở thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, cầu mong may mắn. Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ 小 正月 (Koshōgatsu), trong đó cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu, và ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng. Ở Philippines, ngày rằm tháng Giêng là dịp diễu hành với những chương trình đặc sắc.

Món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Xôi gấc

Xôi gấc là một trong những món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Xôi gấc là một trong những món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Xôi gấc đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu của nhiều gia đình. Màu đỏ của xôi không chỉ tạo điểm nhấn đẹp mắt trong mâm cỗ mà còn tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng trong năm mới. Để món này thêm hoàn hảo, hãy chọn gạo nếp ngon, dẻo mềm kết hợp với vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa thêm vào khi nấu sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Bánh chưng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Bánh chưng, một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Tiêu, mang theo một ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa. Bánh chưng không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là biểu tượng cho sự vuông tròn, trường tồn và thành công trong cuộc sống. Việc cúng bánh chưng không chỉ là để tôn vinh truyền thống mà còn là lời cầu chúc cho một năm mới an lành và thịnh vượng.

Bánh trôi

Bánh trôi trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Bánh trôi trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Bánh trôi hay chè trôi nước thường thấy trong mâm cúng của người Việt vào những dịp đặc biệt như Tết Hàn Thực và Tết Nguyên Tiêu. Món này không chỉ là biểu tượng cho sự trôi chảy, như ý tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Việc kèm cơm tẻ vào món này cũng mang ý nghĩa đầy đủ âm dương, góp phần làm cho bữa cỗ trở nên phong phú và đầy đủ ý nghĩa tâm linh.

Gà luộc ngậm hoa

Gà luộc ngậm hoa là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Nguyên Tiêu
Gà luộc ngậm hoa là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Nguyên Tiêu

Trong mâm cỗ Tết Nguyên Tiêu, gà luộc luôn là một phần không thể thiếu, gà cúng biểu tượng của sự may mắn, sung túc trong đời sống. Gà luộc có thể để nguyên con cho ngậm hoa hồng đặt trên dĩa xôi, hoặc sau khi luộc xong, thịt gà được chặt ra và bày trên đĩa để cúng ngày Tết Nguyên Tiêu.

Theo truyền thống xếp gà luộc ở vị trí quan trọng nhất trong bữa cúng, đồng thời gán cho nó những ý nghĩa may mắn và thịnh vượng. Trên mâm cúng, gà được chọn lựa kỹ càng và luộc sao cho da vàng óng. Màu sắc và hình dáng của gà luộc không chỉ làm đẹp cho mâm cỗ mà còn tượng trưng cho sự giàu có, tiền tài và sức khỏe cho gia đình trong năm mới. 

Chân giò bó luộc

Chân giò bó luộc không gây ngán trên mâm cúng Nguyên Tiêu
Chân giò bó luộc không gây ngán trên mâm cúng Nguyên Tiêu

Chân giò luộc là một món quen thuộc trong bữa cơm cúng truyền thống của người Việt, đặc biệt cúng Tết Nguyên Tiêu. Việc cúng chân giò không chỉ là mong muốn cho gia đình được đầy đặn và sung túc mà còn là sự bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Việc chế biến món này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng lại mang lại niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn hơn cho mâm cỗ cúng.

Dưa món

Dưa món, củ kiệu ngâm cũng là một trong những món ăn giải ngán trên mâm cỗ cúng
Dưa món, củ kiệu ngâm cũng là một trong những món ăn giải ngán trên mâm cỗ cúng

Trong mâm cỗ mặn theo truyền thống, việc có đủ các vị mặn, chua, ngọt là điều không thể thiếu, và dưa món, củ kiệu ngâm là những món góp phần tăng thêm hương vị cho mâm cỗ. Dưa món hay dưa góp là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng. Với vị chua đặc trưng, dưa món góp phần làm cho bữa cơm trở nên phong phú hơn, đây là món ăn kèm rất được ưa thích khi ăn các món ăn khác có nhiều dầu mỡ. 

Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết, giúp cho việc cúng cỗ Tết Nguyên Tiêu trở nên thuận tiện hơn. Dưa món càng được ủ lâu thì vị càng trở nên đậm đà và chua ngon hơn.

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, Hộp Quà Tết đã giải đáp thắc mắc Tết Nguyên Tiêu là gì để bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ về ngày lễ ý nghĩa này cũng như có thể chuẩn bị mọi thứ chu đáo hơn cho ngày lễ.

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.