Tết Nam và Tết Bắc có gì khác?
Ở mỗi nơi, mỗi vùng miền thì sẽ có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn miền Bắc và miền Nam nước ta, khác từ khí hậu đến phong tục tết. Có lẽ chính khí hậu, tài nguyên, đất đai đã tạo nên những điểm riêng biệt như thế. Ví dụ cụ thể như người Sài Gòn năng động, phóng khoáng; người Hà Nội cẩn thận, nghiêm túc. Chính vì thế, cách đón tết ở hai miền dù có nhiều điểm chung nhưng trong những cái chung đó vẫn có những điểm khác.
Loài hoa ngày tết ở hai miền Nam – Bắc
Ở miền nam thì chủ yếu trưng tết là Hoa Mai do khí hậu ngày tết khá ấm áp, rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng của mai. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, sắc màu tươi sáng mà sang trọng, tượng trưng cho phú quý. Bên cạnh đó, với màu vàng của mình, hoa mai chính là “màu nắng Phương Nam”.
Hình minh họa: Hoa mai ở miền Nam
Khác biệt với tiết trời có phần ấm nóng ở miền nam, tết ở miền bắc thường vẫn còn dư âm cái lành lạnh của mùa đông chưa tan hết. Chính vì vậy, hoa đào, loài hoa ưa rét, thậm chí vẫn có thể nở rộ dưới tiết trời tuyết phủ chính là đại diện của miền bắc.
Hoa đào hồng phơn phớt, tạo nên một nét đẹp riêng, một màu sắc ấm cúng trong tiết trời lạnh, thậm chí hoa đào còn được cho rằng có khả năng xua đuổi những điều không may mắn, trừ tà,…. Một cành đào trưng bày trong nhà cũng đem đến nét đẹp thanh nhã cho ngày tết.
Hình minh họa: Hoa đào ở miền Bắc
Bánh chưng miền Nam và bánh chưng miền Bắc
Như trong sự tích bánh chưng bánh giầy thì bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Đậu xanh, gạo và lá dong đều là các sản vật của người Việt tự làm ra, thể hiện sự cảm ơn vì đã ban cho người Âu Lạc cuộc sống đủ đầy, sản vật dồi dào, phong phú. Ngoài ra khi gói bánh bằng lá dong thì bóc ra bánh có màu xanh ngọc bích trong trẻo, đẹp như những viên ngọc quý, là tinh hoa ẩm thực Việt.
Hình minh họa: Bánh chưng ở miền Bắc
Bánh chưng khi xưa Lang Liêu dùng để dâng lên vua cha thì ngày nay bánh chưng được chưng lên bàn thờ để thờ kính ông bà tổ tiên phù hộ con cháu. Khi dùng bánh chưng, người Bắc thích ăn bánh chưng với các loại kiệu muối hay thịt lợn ngâm mắm. Đó là sự kết hợp đậm đà, hòa hợp khiến bánh chưng ăn mãi không ngán.
Ở miền Nam thì bánh chưng đã bị biến tấu khác đi, từ hình vuông đã được gói thành hình trụ xong vẫn làm từ thịt mỡ, đậu xanh và gạo nếp. Tuy nhiên lại được gói bằng lá chuối, được cuốn chặt lại. Khi ăn thì cắt ra thành từng khoanh, lộ ra lớp nhân chính giữa. Người nam gọi bánh này là bánh tét. So với bánh hình vuông thì bánh hình trụ dễ cắt và dễ chia hơn.
Bánh tét cũng được dùng để thờ cúng đại diện cho tín ngưỡng phồn thực. Lát bánh dẻo mềm, được ăn kèm cùng dưa món, tạo ra cảm giác bắt mắt, đồng thời mỗi khoanh bánh thường ít hơn so với miếng bánh vuông nên lượng ăn vừa phải hơn.
Hình minh họa: Bánh tét ở miền nam
Dù bánh chưng hay bánh tét, đều là những tinh hoa ẩm thực Việt. Chúng như những anh em trong nhà, cùng được làm từ những nguyên liệu đó nhưng lại tự tạo ra bản sắc của chính mình, như người Nam và Bắc đều là anh em nhưng vẫn có chất riêng. Không có bánh chưng hay bánh tét chính là thiếu vị tết.
Mâm ngũ quả giữa 2 miền
Mâm ngũ quả tuy đều là 5 loại quả nhưng 5 loại của người Nam thì khác với năm loại người Bắc chọn. Mâm ngũ quả là phần tất yếu để trưng trong ngày tết. Đối với người Bắc thì mâm ngũ quả thường nhất định phải có một nải chuối to, đẹp để làm đế, bao lấy các loại quả khác.
Nải chuối tượng trưng cho sự ôm lấy, bao lấy, là sự che chở như tình cảm gia đình luôn bao dung, đùm bọc nhau. Các loại trái thờ cúng thường gồm 5 màu của ngũ hành, tượng trưng cho 5 yếu tố của sự sống. Mâm ngũ quả miền bắc thường có Chuối, Bưởi, đào, hồng, quýt,….Mâm ngũ quả được sáng tạo thêm với các loại quả khác nhau để thêm phần độc đáo, bắt mắt.
Hình minh họa: Mâm ngũ quả ở miền Bắc
Đối với người Nam, mâm ngũ quả rất khác. Người Nam kiêng chuối, kiêng cam, quýt,… kiêng thường dựa theo đặc điểm và phát âm. Chẳng hạn như cam là cam khổ, bần chua là bần cùng, chuối thì “chịu” hay trượt vỏ chuối,… những điều họ quan niệm không may.
Chính vì thế, ở miền nam, có câu khẩu quyết để chuẩn bị cho mâm ngũ quà: “Cầu sung vừa đủ xài” hay một số người nói là “Cầu vừa đủ xài sung” nghĩa là bạn phải chuẩn bị: Mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả đu đủ và xoài. Khi nói âm địa phương thì thành 2 khẩu quyết trên, nghĩa là mong muốn một năm phát đạt, sung túc.
Trái cây có vị đắng hay cay cũng không được, vì 2 vị này chỉ những cay đắng, đau khổ trong cuộc đời. Các loại quả khác cũng được sử dụng để trang trí thêm cho mâm ngũ quả đặc sắc: như thơm hay dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ để cầu may mắn hay nhà cửa đông vui.
Hình minh họa: Mâm ngũ quả ở miền Nam
Dù khác nhau nhưng mâm ngũ quả vẫn là đặc trưng của tết Việt. Mỗi mâm ngũ quả đều hướng đến thành kính ông bà tổ tiên và cầu chúc cho một năm mới hạnh phúc, an vui.
Kiệu/ hành muối và dưa món
Các món muối là món ăn quen thuộc của người Việt và ẩm thực Việt. Tuy nhiên ở miền bắc người ta sẽ muối củ kiệu hay hành tím với nước mắm, muối càng lâu thì ăn càng ngon, có thể để đến vài ba năm. Kiệu muối và hành muối ăn với bánh chưng thì ngon hết sẩy.
Kiệu hay hành đều có vị giòn giòn, khi muối đủ thì không còn vị hăng mà thực sự rất đậm đà với màu hơi nâu của nước mắm, khi căn thì nghe rốp rồi thì nước mắm ngấm trong miếng kiệu sẽ chảy ra hòa quyện với thịt mỡ làm giảm độ ngán.
Hình minh họa: Dưa kiệu
Ở miền nam cũng có dưa muối và thường được gọi là dưa món. Dưa món của người Nam cầu kỳ hơn và thường có vị chua chua ngọt ngọt. Thường dưa món làm từ đu đủ xanh, cà rốt, củ kiệu, ớt, hành tím, su hào,… được cắt sợi sóng hay tỉa hình hoa và thường muối trong thời gian ngắn, ăn ngay trong tết và không để được lâu.
Tuy nhiên khác với việc muối bằng mắm thì dưa món của người nam có vị dễ chịu đối với những người mới ăn lần đầu. Dưa món ngon giòn rụm ăn với bánh chưng, bánh tét cũng hợp không kém gì hành muối, kiệu muối thậm chí còn hơi cay cay, tê tê …. Ăn không bị ngán. Ăn dưa món ngày tết giúp cân bằng ẩm thực và điều chỉnh khẩu vị ngày tết mà không tốn nhiều công sức để chuẩn bị và dễ làm.
Trên đây là bài viết về sự khác biệt về tết của 2 miền Bắc – Nam để giúp bạn đọc rõ hơn về phong tục tập quán người Việt, hy vọng sẽ có ích tới bạn. Hộp Quà Tết là đơn vị chuyên cung cấp và có nhiều năm hoạt động về lĩnh vực hộp quà tặng tết. Bạn có nhu cầu tham khảo về hộp quà tết, vui lòng liên hệ Hộp Quà Tết để chúng tôi có thể giúp bạn tìm hộp quà tặng phù hợp.
- Hotline: 0903 342 137
- Email: Marketing@hopquatet.vn
- Website: hopquatet.vn
- Địa chỉ cửa hàng: 133 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, Quận Tân Bình , TPHCM.