Tết trung thu là gì? Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam

Nếu bạn là người Việt Nam, có lẽ không còn xa lạ gì với Tết Trung Thu, một trong những ngày lễ lớn của nước ta và cả các nước Châu Á khác. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết Tết Trung Thu là gì hay ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa, truyền thống của người Việt chưa? Hãy cùng Hộp Quà Tết đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Trung Thu ở Việt Nam trong nội dung hôm nay nhé!

Tết Trung Thu là gì?

>>>Tham khảo thêm:

Tết Trung Thu là gì? Tết Trung thu được gọi là Tết Thiếu Nhi
Tết Trung Thu là gì? Tết Trung thu được gọi là Tết Thiếu Nhi

Tết Trung Thu là gì và diễn ra vào thời điểm nào? Tết Trung Thu thường được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là thời điểm trăng tròn nhất vào giữa mùa thu nên được xem là ngày “lành” để làm lễ Tết thần Mặt Trăng, cầu cho mùa màng bội thu, sung túc. 

Ở Việt nam, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi, một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt. Thời điểm này, nhà nhà người người sẽ sum họp, cùng nhau ăn bánh Trung Thu, ngắm trăng rằm và kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ. 

Ngoài ra, trong tiếng Anh, Tết Trung Thu còn được gọi là Mid-autumn festival. Điều này cho thấy, Tết Trung Thu không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. 

Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam

Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam
Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam

Nhiều người dù đã đi qua bao nhiêu mùa Tết Trung Thu nhưng vẫn tự hỏi nguồn gốc Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? Không biết có tự bao giờ, nhưng Tết Trung Thu đã in hằn trong tâm trí người Việt về một ngày lễ ấm áp, đoàn viên. 

Dù chưa có bất kỳ sử liệu nào khi chép về nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam, nhưng theo tích xưa của Trung Quốc Tết Trung Thu đã có từ thời nhà Đường, năm vua Đường Huyền Tông. Truyền thuyết kể rằng, năm ấy vua Đường Huyền Tông dạo chơi ngoài thành gặp phải vị tiên, có có duyên ghé thăm cung trăng trên thiên đình. Sau khi về, do luyến tiếc cảnh cung trăng thơ mộng nên đặt ra Tết Trung Thu. 

Dần dà, Tết Trung Thu được truyền về đất Việt vào thời nhà Lý và tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Trong ngày này, người ta sẽ bày cỗ, bánh trái hình mặt trăng cũng như treo đèn, kết hoa và ca hát, nhảy múa tưng bừng. Những điển tích này được ghi lại trên văn bia chùa Đọi năm 1121 thời nhà lý và miêu tả trong văn “Tang thương ngẫu lục” đã phần nào cho thấy nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam xuất hiện khi nào. 

Ngoài ra, cũng có nhiều sự tích Tết Trung Thu nói về nguồn gốc Tết Trung Thu là gì mà bạn có thể tham khảo qua như: 

  • Sự tích Hằng Nga và Hậu Duệ của Trung Quốc.
  • Điển tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng của Trung Quốc.
  • Sự tích chú Cuội cung trăng của Việt Nam.

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu là gì?
Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu là gì?

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu là gì? Ngày xưa, người Việt ta chuyên về canh tác nông nghiệp, trồng lúa nước. Cũng vì thế, người xưa cho rằng Thần Mặt Trăng là thần trị vị mùa màng và ngày rằm tháng 8, ngày mặt trăng tròn nhất là ngày lành để làm lễ Tết cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đất nước thịnh trị. 

Trải qua hàng ngàn năm, phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Thay vì tế thần Mặt Trăng, người Việt sẽ bày mâm cỗ cúng gia tiên, tỏ lòng thành kính, biết ơn với những người đã khuất. Sau đó cùng nhau sum họp, thưởng thức bữa tiệc đoàn viên, nên Trung Thu là Tết Đoàn Viên của người Việt hằng năm. 

Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là thời điểm trẻ em mong ngóng nhất. Bởi trong ngày này, các bé sẽ được mua cho lồng đèn, được ăn bánh kẹo thỏa thích và tham gia các trò chơi dân gian thú vị. 

Phong tục ngày Tết Trung Thu

Các phong tục ngày Tết Trung Thu là gì? Có những hoạt động nào trong ngày lễ đặc biệt này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Rước đèn Trung Thu

Phong tục rước đèn Trung Thu
Phong tục rước đèn Trung Thu

Lời bài hát “ Tết Trung Thu rước đèn đi chơi…” dường như đã im đậm trong tâm hồn tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam và trở thành một phần ký ức tươi đẹp. Và đây chính là một trong những phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam không thể thiếu mỗi khi Trăng Rằm Tháng 8 đến. Hình ảnh những chiếc đèn ông sao đầy màu sắc, rong ruổi khắp đường làng, ngõ xóm cùng bài ca “rước đèn ông sao” vẫn luôn được lưu giữ đến ngày nay.

Múa lân

Múa lân Tết Trung Thu là gì? Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam nhằm mang đến hy vọng về một năm thịnh vượng, may mắn và mùa màng bội thu. Để múa lân cần khoảng 2 – 7 người mặc trang phục lân, biểu diễn và nhảy múa uyển chuyển phục vụ bà con. Phong tục Tết Trung Thu này thường được tổ chức trước cửa nhà, đình làng để tạo không khí sôi động, niềm vui cho mọi người. 

Bày cỗ Trung Thu

Phong tục bày mâm cỗ Trung Thu
Phong tục bày mâm cỗ Trung Thu

Mâm cỗ Tết Trung Thu là gì? Gồm những gì? Mâm cỗ Tết Trung Thu, lễ vật không thể thiếu để bày tỏ lòng thành, sự kính trọng với thần Mặt Trăng cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu. Thông thường, mâm cỗ sẽ được bày biện từ các loại hoa hả, trái cây và bánh Trung Thu. Ngoài ra, người ta còn sử dụng bưởi hoặc các loại trái cây khác để trang trí cho mâm cỗ Tết Trung Thu thêm phần sinh động, hấp dẫn. Khi trăng lên, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức bánh Trung Thu, ngắm trăng và vui chơi hay còn được gọi là tục phá cỗ trăng rằm.

Làm đồ chơi Trung Thu

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi, vì thế làm đồ chơi Trung Thu cho các em nhỏ cũng là một trong những phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam không thể bỏ qua. Đồ chơi Tết Trung Thu là gì? Đây đơn giản những món đồ cho các bé vui chơi, rước đèn đêm trăng rằm. 

Thông thường, các món đồ chơi như mặt nạ, đèn ông sao, đèn ông sư, đầu sư tử là những món được rất nhiều trẻ em yêu thích để chơi đêm trăng rằm. Với nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, bạn có thể chọn tự làm ở nhà để tạo không khí cho ngày lễ đặc biệt này. 

Làm bánh Trung Thu

Phong tục làm bánh Trung Thu và ăn bánh trông trăng
Phong tục làm bánh Trung Thu và ăn bánh trông trăng

Đã là Tết Trung Thu thì không thể nào thiếu bánh Trung Thu. Phong tục làm bánh Trung Thu đã xuất hiện từ rất lâu và dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Những chiếc bánh Trung Thu tròn xoe như hình ảnh trăng rằm với những hoa văn đẹp mắt, giúp ngày lễ thêm vẹn tròn ý nghĩa. 

Cách làm bánh Trung Thu cũng khá đơn giản, bạn có thể học và làm tại nhà để tạo cho những người thân yên một mẻ bánh thơm ngon. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, bạn có thể lựa chọn các loại bánh Trung Thu đầy màu sắc, hương vị cũng được bày bán trên thị trường. 

Quà tặng nhân dịp Trung Thu

Nhắc đến phong tục Tết Trung Thu là gì, không thể nào bỏ qua hoạt động biếu quà nhân dịp Trung Thu và gửi tặng nhau những lời chúc tốt đẹp, yêu thương của người Việt. Món quà thường được ưa chuộng nhất vào thời điểm này chính là bánh Trung Thu, những chiếc hộp bánh bắt mắt chứa đựng bánh Trung Thu thơm ngon, ý nghĩa thể hiện sự yêu thương, trân trọng và chia sẻ trong ngày lễ đặc biệt này. 

Tết Trung Thu có tên gọi khác là gì?

Tết Trung Thu là gì có lẽ không còn xa lạ, nhưng Tết Trung Thu còn gọi là gì bạn đã biết hết chưa? Sau đây là những Tên gọi khác của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam mà bạn có thể chưa biết: 

Tết Đoàn Viên

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên
Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên

Câu nói “Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên” đã cho bạn biết một tên gọi khác của ngày lễ này rồi đấy. Cái tên Tết Đoàn Viên được dựa trên ý nghĩa của Tết Trung Thu ở VIệt Nam. Vào thời điểm này, các thành viên trong gia đình sẽ trở về, quây quần bên nhau, cùng ông bà, cha mẹ tận hưởng không khí yên bình, ấm áp và phá cỗ đêm trăng rằm. Và hình ảnh sum vầy, đoàn tụ này chính là bắt nguồn cho cái tên Tết Đoàn Viên

Tết Thiếu Nhi

Tên gọi khác của Tết Trung Thu là gì? Có lẽ bất kỳ ai cũng nhớ ngay đến cái tên Tết Thiếu Nhi, ngày Tết của các bé. Cái tên thú vị này bắt nguồn từ những các phong tục ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam như làm đồ chơi Trung Thu, rước đèn ông sao, tổ chức lễ hội Trung Thu trong các trường học,… 

Cũng giống với Quốc tế Thiếu nhi ngày 1 tháng 6, Trung Thu cũng là một trong những dịp các bé có thể được thỏa sức vui chơi, mua đồ chơi mới, tham gia các tiết mục văn nghệ,… hoành tráng. Những chiếc đèn lồng ông sao sặc sỡ được sắm sửa để các bé có thể hòa mình vào dòng người vui nhộn. Chính những hình ảnh, phong tục này đã tạo nên cái tên Tết Thiếu Nhi của Việt Nam.

Tết Trông Trăng

Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là tết trông trăng
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là tết trông trăng

“Tết Trông Trăng” có lẽ là tên gọi không mấy thông dụng của Tết Trung Thu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ngày xưa với phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam, mỗi khi trăng lên, người người nhà nhà sẽ bày mâm cỗ Trung Thu sặc sỡ, cúng kiến và thưởng thức cùng gia đình, ngắm trăng lên. Ánh trăng dịu dàng, ấm áp trở thành nét đẹp khó cưỡng và tượng trưng cho ngày lễ đặc biệt này. 

Tuy nhiên, cái tên Tết Trông Trăng trong thời hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố lớn dường như đã không còn phổ biến. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi những trung tâm, thành phố lớn có quá nhiều ánh đèn rực rỡ nên ánh trăng không còn là ánh sáng duy nhất, sáng soi khắp mọi nơi như trước. 

Tết Hoa Đăng

Một cái tên hoa mỹ khác của Tết Trung Thu là gì mà bạn không thể bỏ qua là “ Tết Hoa Đăng”. Cái tên này bắt nguồn từ một hoạt động thường niên của người Trung Quốc vào ngày Tết Trung Thu. Vào thời điểm này, người Trung Quốc không chỉ treo đèn lồng trước cửa nhà mà còn tạo ra các loại đèn lồng có hình dáng hoa đăng. Bên trong hoa đăng chứa một ngọn nến và ước nguyện của mỗi người, thả trôi trên dòng nước để mong cầu những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và gia đình. 

Bên cạnh hoa đăng thả dưới nước, một số nơi họ chọn thả hoa đăng trên không trung, cùng với những ước nguyện được ghi trên hoa đăng để mong lời cầu nguyện sẽ chạm đến thần linh. Mặc dù, cái tên Tết Hoa Đăng không mấy phổ biến ở Việt Nam, nhưng một số nơi vẫn tổ chức hoạt động thả hoa đăng trên sông, hồ và thu hút sự quan tâm từ nhiều người mỗi khi Tết Trung Thu đến. 

Tết Trung Thu ở mỗi quốc gia khác

Không chỉ ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và Châu Á. Vậy sự khác biệt của Tết Trung Thu là gì? Cùng xem qua những điểm nổi bật và ý nghĩa của Tết Trung Thu ở các quốc gia khác sau đây: 

Tết Trung Thu Trung Quốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc
Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Nhiều sử học cho rằng, nguồn gốc của Tết Trung Thu ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc được cho là cái nôi của Tết Trung Thu và đây cũng là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của người Trung Quốc. 

Tết Trung Thu là gì ở Trung Quốc? Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Trung Thu ở Trung Quốc là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, đoàn tụ bên nhau và thưởng thức bữa tiệc “đoàn viên” ấm áp. Theo truyền thống, vào ngày Tết Trung Thu người Trung Quốc sẽ cùng nhau uống rượu, ngắm trăng hoặc tham gia các hoạt động truyền thống như thả hoa đăng, giải câu đố, múa lân,….

Ở Trung Quốc, món ăn truyền thống Tết Trung Thu là gì? Bánh Trung Thu vẫn là biểu tượng Tết Trung Thu của người trung quốc. Bánh Trung Thu ở đây cũng không có quá nhiều sự khác biệt với bánh Trung Thu ở Việt Nam. Họa chăng, tùy vào khẩu vị mỗi vùng mà hương vị bánh sẽ có chút ít sự thay đổi sao cho phù hợp. 

Tết Trung Thu Hàn Quốc

Tết Trung Thu ở đất nước Hàn Quốc
Tết Trung Thu ở đất nước Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu tại Hàn còn được gọi Chuseok và kéo dài tận 3 ngày, từ ngày 14 đến 16/8 âm lịch. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu ở Hàn Quốc cũng không khác mấy so với Việt Nam hay Trung Quốc, vào ngày này người dân xứ kim chi sẽ trở về quê hương, cúng bái tổ tiên, tảo mộ và tặng quà cho nhau nhằm cầu mong cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu. 

Một sự khác biệt rõ rệt nhất giữa Tết Trung Thu Hàn Quốc và các nước khác trong khu vực là món bánh truyền thống của Tết Trung Thu – Lễ Chuseok. Vậy món bánh truyền thống Hàn Quốc trong Tết Trung Thu là gì? Đây là một loại bánh riêng của người Hàn có tên Songpyeon. 

Sự khác biệt ở đây là hình dáng bánh sẽ có hình trăng khuyết hoặc bán nguyệt thay vì hình tròn hay vuông như các nước khác. Bánh Songpyeon được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông cùng những màu sắc bắt mắt, đa dạng. 

Tết Trung Thu Nhật Bản

Tết Trung Thu ở Nhật Bản
Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu ở xứ sở hoa anh đào, Nhật Bản, được gọi là “Tsukimi” hoặc “Otsukimi,” có ý nghĩa đơn giản là “ngắm trăng.” Truyền thống này đã tồn tại trong văn hóa Nhật Bản suốt hàng ngàn năm và vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu Otsukimi ở Nhật là dịp để người Nhật tôn vinh thần mặt trăng trong mùa thu, khi mặt trăng lớn nhất và tròn đẹp nhất. Lễ hội này phản ánh tinh thần kính trọng và gắn bó với thiên nhiên đặc trưng của xứ Phù Tang.

Trong ngày Otsukimi, người dân thường mặc trang phục truyền thống và đến đền thờ để cầu nguyện và tôn vinh mặt trăng. Ở nhà, họ thường sắp xếp cây cỏ lau, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Thay vì bánh Trung Thu, người Nhật thường ưa thích ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng. Nên đây cũng là sự khác biệt lớn nhất khi được hỏi về Tết Trung Thu là gì ở Nhật. 

Ngày nay, người Nhật sử dụng lịch Dương lịch nhưng vẫn tổ chức lễ hội Otsukimi rất trang trọng. Họ tụ tập lại để ngắm trăng, trò chuyện và ăn uống cùng nhau. Trẻ em Nhật Bản cũng tham gia các hoạt động truyền thống như rước đèn lồng cá chép và tạo nên một không khí lễ hội rộn ràng. 

Trung Thu tại Singapore

Trung Thu tại Singapore
Trung Thu tại Singapore

Ở Singapore, Tết Trung Thu được biết đến với tên gọi là Lễ Hội Lồng Đèn hoặc Lễ Hội Bánh Trung Thu. Thời điểm tổ chức Tết Trung Thu ở Singapore cũng không có sự khác biệt với các nước trong khu vực, lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hằng năm.

Được biết đến là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, người dân tại quốc đảo sư tử luôn biết cách tận dụng để thu hút khách du lịch. Tại Singapore, điểm đặc biệt thu hút của Tết Trung Thu là gì? Có lẽ là hình ảnh những con phố, đường Orchard, bờ sông, khu phố Tàu, Vườn Trung Hoa và nhiều địa điểm khác đều được trang hoàng lung linh, rực rỡ sắc màu. 

Ngoài ra, quảng trường Sengkang tại Singapore được xem là một trong những điểm tổ chức Lễ Hội Trung Thu sôi động nhất. Tại đây, mọi người tụ họp để tham gia các trò chơi thú vị và tận hưởng không khí sôi động của ngày hội. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện sự đa dạng và phong cách văn hóa đa chiều tại khu phố Chinatown.

LỜI KẾT

Như vậy, Hộp Quà Tết đã giới thiệu đến bạn Tết Trung Thu là gì cũng như những đặc trưng của ngày lễ này tại Việt Nam và cả các nước khác trong khu vực. Với những ý nghĩa, nét đẹp truyền thống mà Tết Trung Thu mang lại, đây xứng đáng là lễ hội cần được gìn giữ, bảo tồn của người Việt. Và đừng quên, thể hiện sự quan tâm, yêu thương với những người thân yêu trong ngày lễ đặc biệt này thông qua những món quà đầy ý nghĩa tại Hộp Quà Tết nhé!

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.