Tết hàn thực là Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết hàn thực

Tết Hàn thực là sự kiện quan trọng của người dân Việt Nam được diễn ra vào mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ gồm bánh trôi, bánh chay để cúng ông bà tổ tiên, lễ Phật và thưởng thức. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này không phải ai cũng rõ, hãy cùng Hộp Quà Tết tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây. 

Tết Hàn thực là gì?

>>Tham khảo thêm:

Tết Hàn thực là gì và có ý nghĩa như thế nào với người Việt? 
Tết Hàn thực là gì và có ý nghĩa như thế nào với người Việt?

Tết Hàn thực là gì, đây là ngày Tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch mỗi năm. Vậy “Hàn Thực” nghĩa là gì, theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” tức là lạnh và “Thực” tức là ăn. Vậy “Tết Hàn thực” tức là ngày Tết ăn đồ lạnh. Vì vậy, tại Việt Nam, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để dâng cúng Phật, ông bà, tổ tiên vào mỗi năm. 

Tết Hàn thực 2024 là ngày nào?

Tết Hàn thực 2024 sẽ rơi vào ngày 11/4/2024 Dương lịch
Tết Hàn thực 2024 sẽ rơi vào ngày 11/4/2024 Dương lịch

Tết Hàn thực 2024 vào ngày nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Và câu trả lời là sẽ rơi vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch, tức ngày thứ năm ngày 11 tháng 4 Dương lịch. 

>>Xem thêm: Lịch nghĩ lễ Giỗ Tổ hùng vương

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

Tết Hàn thực vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và đến ngày nay vẫn có một số tỉnh thuộc Trung Quốc, cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới và miền Bắc Việt Nam vẫn giữ gìn ngày lễ này. Ngày Tết này gắn liền với một điển tích Trung Quốc, nói về một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi. 

Chuyện xưa kể rằng, vào thời Xuân Thu (770 – 221), Tấn Văn Công – vua nước Tần lúc bấy giờ vì gặp loạn nên phải bỏ xứ lưu vong. Đi theo phò nhà vua có ông Giới Tử Thôi – một hiền sĩ tài giỏi đã giúp vua nghĩ ra rất nhiều mưu kế. Có lần lương thực bị cạn kiệt trong một lần lánh nạn, Giới Tử Thôi đã giấu vua cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu dâng cho vua ăn. Khi hỏi ra vua mới biết được sự thật, càng cảm kích tấm lòng của ông. 

Giới Tử Thôi vẫn theo phò vua, cùng vua trải qua những khó khăn, gian khổ trong suốt 9 năm lưu vong ròng rã. Sau khi Tấn Văn Công đã giành lại ngôi báu, nhà vua đã ban thưởng hậu hĩnh cho những người lưu vong cùng ngài nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi – người cận kề nhất của nhà vua. 

Tuy nhiên, Giới Tử Thôi lại không hề oán giận nhà vua và đã cùng mẹ già đến núi Điền Sơn ở ẩn. Mãi về sau, vua mới nhớ ra và nhờ người đi tìm Giới Tử Thôi nhưng ông nhất quyết không quay về nhận thưởng. Vì muốn ép ông quay về nên vua đã thúc ép bằng cách ra lệnh đốt rừng. Tuy nhiên, mẹ con Giới Tử Thôi vẫn quyết không chịu và chịu chết trong đám cháy.

Nhà vua vô cùng ân hận về quyết định của mình nên đã cho lập miếu thờ và chọn ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ đến ông. Vào ngày này, vua ban lệnh cấm dùng lửa để nấu ăn và nếu có cúng cơm là phải chuẩn bị từ hôm trước. Chính vì vậy, người dân thường gọi ngày này là Tết Hàn thực và vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay. 

Ý nghĩa Tết Hàn thực theo văn hoá Việt Nam

Ý nghĩa của Tết Hàn thực đối với người dân Việt Nam
Ý nghĩa của Tết Hàn thực đối với người dân Việt Nam

Tết Hàn thực là ngày lễ theo văn hoá Việt Nam và chứa đựng rất nhiều ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, cụ thể: 

Tưởng nhớ những người thân đã khuất

Về ý nghĩa của từ “Hàn thực” tức là thức ăn lạnh, vì vào ngày này mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội để tưởng nhớ đến người thân đã khuất. Cụ thể, trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã nhắc đến ngày Tết Hàn thực gắn liền với cái chết do cháy rừng của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. 

Lúc bấy giờ, nhà vua vì nghĩ đến tình nghĩa nên đã đau lòng mà lập đền thờ và ban sắc lệch kiêng đốt lửa 3 ngày để thể hiện sự thương xót đến vị cố nhân. Đồng thời, chọn ngày mùng 3 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3 Âm lịch hằng năm để làm ngày tưởng niệm vị hiền sĩ tài ba này. 

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Tết Hàn thực sẽ có sự khác biệt đôi chút. Người dân không cần phải kiêng lửa mà thay vào đó, họ sẽ chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội để dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn trước công lao sinh thành. 

Thể hiện được truyền thống của dân tộc

Từ lâu, bánh trôi và bánh chay được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã in sâu vào nét truyền thống dân tộc qua các bài thơ ca. Đặc biệt, hình ảnh bánh trôi nước đã được nhà thơ Hồ Xuân Hương ẩn dụ tài tình, chỉ nét đẹp truyền thống của người Phụ nữ Việt Nam từ xưa. 

Vỏ bánh trôi được làm từ bột gạo nếp và được nắn dưới dạng viên tròn, bên trong sẽ là nhân đường đỏ, sau đó sẽ được luộc chín qua nước sôi là có thể sử dụng. Bánh chay sẽ được nắn dưới dạng hình tròn hơi dẹt, không có nhân và khi luộc chín có thể dùng kèm với nước đường. 

Hai loại bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm đều thể hiện rõ ràng nét văn hoá lúa nước từ xưa của dân tộc ra. Bên cạnh đó, món ăn còn là biểu tượng truyền thống, thể hiện sự trân trọng thành quả lao động của người nông dân Việt Nam. 

Ôn lại những kỷ niệm xưa

Vào ngày Tết Hàn thực hằng năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần và tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh chay. Tiếp đó sẽ vừa thưởng thức, vừa chia sẻ những câu chuyện phiếm, những câu chuyện xưa của dân tộc.

Trong đó, câu chuyện xưa nổi tiếng thường được nhắc nhiều đến đó là sự tích “Lạc Long Quân – Âu Cơ”. Đặc biệt, hình ảnh bánh trôi nước còn được liên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Từ đó, vào ngày lễ Hàn thực, bánh trôi và bánh chay là không thể thiếu kèm với những câu chuyện xưa. 

Tết Hàn thực cúng gì theo phong tục?

Tết Hàn thực nên cúng gì theo phong tục Việt Nam
Tết Hàn thực nên cúng gì theo phong tục Việt Nam

Vào ngày Tết Hàn thực, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng gia tiên, lễ Phật với các món ăn gồm có: bánh trôi, bánh chay, trầu cau, hoa tươi, nhang và trái cây. Theo quan niệm dân gian, số lẻ sẽ mang đến may mắn nên bánh trôi, bánh chay thường được chuẩn bị với số lượng là 3 hoặc 5 bát. 

Các phong tục tại Việt Nam vào ngày Tết Hàn thực

Tết Hàn thực là ngày lễ vẫn được tổ chức ở một số vùng tại Việt Nam. Vì vậy, vào ngày này sẽ có một số phong tục như sau: 

Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi nước - món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực
Bánh trôi nước – món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực

Bánh trôi và bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt thường xuất hiện vào mỗi dịp Tết Hàn thực. Đặc biệt, bánh trôi nước còn được gọi với cái tên khác đó là bánh Hàn thực. 

Tục ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực tại Việt Nam được nhà nghiên cứu Lê Quang Dực chỉ ra là bắt đầu từ giai đoạn của nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1789). Dựa trên ghi chép về văn hoá dân gian, Lê Quý Đôn cũng cho rằng “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy”. Điều này đã chứng minh rằng tục ăn bánh trôi, bánh chay tại Việt Nam đã xuất hiện khá lâu đời. 

Tục lệ ăn bánh cuốn

Ngoài ra, món bánh cuốn cũng được dùng trong ngày Tết Hàn thực
Ngoài ra, món bánh cuốn cũng được dùng trong ngày Tết Hàn thực

Bên cạnh bánh trôi nước, bánh chay thường xuất hiện trong ngày Tết Hàn thực, bánh cuốn cùng là món ăn cổ truyền trong dịp này. Dựa trên nhiều ghi chép lịch sử, tục ăn bánh cuốn vào lễ Hàn thực có khả năng xuất hiện từ thời Trần và vẫn được gìn giữ cho đến nay. 

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, Hộp Quà Tết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Tết Hàn thực là gì?” để bạn có thể tìm hiểu. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này và món bánh trôi nước truyền thống của Việt Nam

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.