Tết Trùng Thập là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập, cái tên vừa xa lạ vừa quen thuộc trong văn hóa người Việt. Vậy Tết Trùng Thập là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Thập ra sao? Có những phong tục gì trong ngày này? Tất tần tật câu hỏi trên sẽ được Hộp Quà Tết giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, theo dõi ngay để hiểu thêm về ngày lễ truyền thống của người Việt nhé!

Tết Trùng Thập là gì?

Ngày Tết Trùng Thập là ngày gì?
Ngày Tết Trùng Thập là ngày gì?

Tết Trùng thập hay còn được gọi là Tết Song thập (Chữ Hán: 十成節, Hán Việt: Song thập tiết) (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Thường tân, Tết Cơm mới tháng mười. Đây là ngày để thầy thuốc, nông dân hoặc tín đồ phật giáo cúng lễ, tạ ơn trời đất mùa màng bội thu, cây thuốc tươi tốt,…

Tết Trùng Thập thường diễn ra vào ngày 10/10 âm lịch hàng năm. Ở một số địa phương Việt Nam, ngày Tết Trùng Thập có thể thay đổi từ 15/10 đến 31/10 âm lịch. Trong Phật giáo Tết Trùng Thập sẽ được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch với tên gọi khác là Tết Hạ Nguyên. 

Nguồn gốc của Tết Trùng Thập

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Thập
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Thập

Sau giải đáp về Tết Trùng Thập là gì? 10/10 là gì? chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của ngày lễ đặc biệt này trong văn hóa Việt Nam. Theo sử sách, Tết Trùng Thập đã có từ rất lâu trong văn hóa Việt Nam và bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trong sách Dược Lễ, ngày 10/10 âm lịch hằng năm là thời điểm những cây thuốc quý tươi tốt nhất, hội tụ đủ khí tức trời đất, kết được sắc tứ thời 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Chính vì thế, người thầy thuốc lấy ngày này để làm lễ tạ ơn đất trời ban thuốc quý. 

Ngoài ra, vào ngày Tết Song Thập các ông đồng, bà cốt cũng tổ chức tiệc linh đình, mời bạn bè, anh em đến chung vui cùng gia đình. Vậy Tết Trùng Thập là gì, liên quan gì đến ông đồng, bà cốt? Theo các nhà văn hóa, ông đồng, bà cốt là những người gần thần linh nhất và ngày 10/10 là ngày tích tụ khí âm dương, kết sắc 4 mùa nên được xem là ngày của thần linh. 

Ngược lại, ở nông thôn khi được hỏi Tết Trùng Thập là gì, mọi người lại biết đến với nguồn gốc và ý nghĩa khác hơn. Người nông thôn không gọi Tết Trùng Thập mà lại gọi là Tết Cơm. Cái tên đặc biệt này, biểu trưng cho nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trùng Thập ở đây. Bởi đây là thời điểm thu hoạch lúa, mùa màng vừa xong, nên mọi người dùng ngày 10/10 để dâng lễ tạ ơn trời đất, thần linh ban cho mùa màng bội thu. 

>>Tham khảo thêm:

Ý nghĩa Tết Trùng Thập ngày 10-10

Ý nghĩa ngày 10/10 là gì? Thực tế, ý nghĩa Tết Trùng Thập là gì không cố định mà tùy vào ngành nghề, tâm linh khác nhau mà sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau: 

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với thầy thuốc

Ý nghĩa Tết Trùng Thập đối với nghề thầy thuốc
Ý nghĩa Tết Trùng Thập đối với nghề thầy thuốc

Với người thầy thuốc, Tết Trùng Thập giữ một ý nghĩa quan trọng, tượng trưng cho nghề thầy thuốc. Thông thường, ngày 10/10 trong Đông Y là thời điểm cây thuốc hội tụ đủ tinh hoa đất trời, tươi tốt nhất để sinh trưởng và phát huy tác dụng chữa bệnh. Như vậy, đây là ngày để các thầy thuốc bày tỏ lòng thành với thần linh đã ban phát thuốc quý, giúp phát triển nghề. 

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với nông dân

Ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập đối với người nông dân
Ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập đối với người nông dân

Ý nghĩa Tết Trùng Thập là gì với người nông dân? Với người nông dân, nó lại có một chút khác biệt với người thầy thuốc. Vào thời điểm 10/10 là lúc kết thúc mùa vụ thứ 2 trong năm. Vì thế, người nông dân sẽ tổ chức ăn mừng, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với tiên Nông, đã giúp cho mùa màng bội thu. 

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với ông đồng, bà cốt

Ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập đối với ông đồng, bà cốt
Ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập đối với ông đồng, bà cốt

Như đã nói trên về nguồn gốc Tết Trùng Thập, ngày 10/10 là thời điểm lết sắc tứ thời, tụ khí âm dương. Ông đồng, bà cốt là những người làm việc liên quan đến tâm linh nên đây được cho là thời điểm gần nhất với thần linh. Vì thế, trong ngày Tết Song Thập, ông đồng, bà cốt thường cúng mâm lễ rất lớn, linh đình để tạ ơn thần linh đã che chở, bảo vệ và giúp đỡ họ. 

Các phong tục trong ngày Tết Trùng Thập

Những phong tục trong ngày Tết Trùng Thập
Những phong tục trong ngày Tết Trùng Thập

Các phong tục trong ngày Tết Trùng Thập là gì? có gì đặc biệt? Mỗi ngành nghề sẽ có những phong tục trong ngày Tết Trùng Thập khác nhau như sau: 

  • Thầy thuốc: Với người thầy thuốc, vào ngày 10/10 ngày xưa họ sẽ thường lên rừng hái thuốc, sau đó tổ chức ăn uống ca hát cùng bạn bè. Giờ đây, thay vào đó, người thầy chỉ tổ chức ăn uống, bày tiệc cúng thần linh. 
  • Nông dân: Tết Song Thập với người nông dân được xem là Tết Cơm. Vì thế, thay vì giống ngày lễ Thầy Thuốc, họ sẽ tổ chức làm bánh giầy từ gạo trong mùa vụ mới, nấu chè kho, nấu cỗ để cúng gia tiên, thần Phật để tỏ lòng thành kính, biết ơn. 
  • Phật giáo: Với các tín đồ phật giáo, vào ngày tết Trùng Thập mọi người sẽ đi lễ chùa, cầu nguyện cho gia đình, người thân.
  • Ông đồng, bà cốt: Tết Trùng Thập được xem là ngày lễ lớn của ông đồng, bà cốt. Vì thế, họ tổ chức lễ linh đình, với nhiều hoạt động độc đáo riêng. 
  • Các dân tộc vùng Tây Bắc: Tổ chức ăn mừng Tết cơm sau khi thu hoạch vụ mùa lúa ngô trong suốt cả tháng, cho đến khi có mưa mới bắt đầu vụ mùa mới. 
  • Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Làm bánh giầy, bánh Tết để mừng vụ mùa bội thu vào ngày Tết Trùng Thập 10/10.

Như vậy, Hộp Quà Tết đã giới thiệu đến bạn Tết Trùng Thập là gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập. Nếu bạn là người thầy thuốc, đừng quên ngày lễ quan trong này nhé! Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về lễ, Tết Việt Nam nào!

LIÊN HỆ CỬA HÀNG HOPQUATET.VN

Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0903 342 137
Email: Dvkh@tanphunhuan.com
Website: https://hopquatet.vn/

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.