Tại sao tết phải lì xì? Ý nghĩa phong tục lì xì Tết của người Việt

Tại sao tết phải lì xì? Nguồn gốc phong tục ngày Tết bắt đầu từ đâu? Ý nghĩa của việc lì xì như thế nào?,… là những thắc mắc thường gặp của nhiều người trong những ngày Tết Nguyên Đán. Để giải đáp những thắc mắc trên, sau đây Hộp Quà Tết sẽ tổng hợp tất cả thông tin xoay quanh phong tục lì xì Tết qua bài viết chi tiết dưới đây!

Lì xì Tết là gì? Tại sao Tết phải lì xì?

>>>Tham khảo thêm:

Tại sao phải lì xì Tết - Lì xì Tết mang ý nghĩa gì?
Tại sao phải lì xì Tết – Lì xì Tết mang ý nghĩa gì?

Tại sao Tết phải lì xì hay ý nghĩa của việc lì xì là gì là những câu hỏi không phải ai cũng biết rõ đáp án, hãy tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bên dưới nhé! 

Lì xì có nghĩa là gì?

Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, mang ý nghĩa được lợi, may mắn. Tại sao Tết phải lì xì – Lì xì có nghĩa trao tặng tiền bạc hoặc những phần quà nhỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và ấm no trong những ngày đầu năm. Thông thường, người lớn sẽ trao lì xì cho trẻ nhỏ, con cháu hoặc những người nhỏ tuổi hơn. Lì xì là hành động thể hiện sự quan tâm, yêu thương và sẻ chia của người lớn đối với trẻ nhỏ trong gia đình và cộng đồng. 

Tại sao phải lì xì?

Phong tục lì xì Tết là yếu tố không thể thiếu trong những ngày đầu năm trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Tại sao Tết phải lì xì – vì việc này được thực hiện với mong muốn mang đến may mắn, những điều tốt lành, tài lộc cho người nhận trong những ngày năm mới. Đây là một truyền thống có ý nghĩa và tượng trưng cho niềm vui, tình cảm gia đình và bạn bè trong mùa Tết. 

Nguồn gốc phong tục lì xì ngày Tết

Tại sao Tết phải lì xì - Nguồn gốc phong tục lì xì có từ đâu?
Tại sao Tết phải lì xì – Nguồn gốc phong tục lì xì có từ đâu?

Phong tục lì xì Tết hay mừng tuổi ngày Tết thường diễn ra trong các ngày còn “mùng” của Tết Nguyên Đán. Phong tục này thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng ở Đông Hải thời xa xưa có rất nhiều yêu quái tác oai tác quái chuyên quấy phá người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, cả năm chúng không dám lộng hành vì chúng đã được canh chừng bởi các vị thần tiên dưới hạ giới. Bởi vì lẽ đó, chúng đã chờ đến đêm giao thừa, thời khắc mà các vị thần tiên về chầu trời để quậy phá trẻ nhỏ, khiến chúng không ngủ ngon giấc, giật mình thường xuyên và quấy khóc vào buổi đêm khiến cho bố mẹ chúng phải thức trắng đêm để dỗ dành con ngủ. 

Vì vậy, đã có tám vị thần tiên vô tình thấy cảnh tượng này nên đã hóa thành những đồng xu. Cha mẹ của những đứa trẻ sẽ gói những đồng xu này lại bằng tấm vải gấm màu đỏ rồi để dưới gối của đứa trẻ để xua đuổi yêu quái, tà ma. Từ đó, phép màu này đã ứng nghiệm và lan rộng khắp nơi.

Vào dịp Tết, người lớn thường để một vài đồng tiền vào trong những túi vải màu đỏ để tặng cho trẻ con với mong muốn chúng sẽ mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh, bình an. Chính vì vậy, hành động này đã được mọi người truyền tai nhau và phát triển thành tục lệ lì xì vào ngày Tết như ngày nay. 

Phong tục lì xì Tết của người Việt xưa và nay

Tại sao Tết phải lì xìphong tục lì xì Tết của người Việt xưa và nay có gì khác biệt? Ngày nay, phong tục lì xì ở Việt Nam nói chung và các vùng miền nói riêng đã có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể như sau:  

Tục lì xì ngày Tết ngày xưa

Phong tục lì xì Tết ngày xưa chỉ diễn ra vào mùng 1 trong phạm vi gia đình
Phong tục lì xì Tết ngày xưa chỉ diễn ra vào mùng 1 trong phạm vi gia đình

Phong tục lì xì Tết của nhiều gia đình sẽ diễn ra vào ngày mùng 1 đầu năm khi gia đình đoàn viên, đầy đủ bên nhau và tiến hành dâng hương lên ông bà, tổ tiên và tổ chức những bữa ăn uống linh đình, ấm cúng bên những người thân yêu. Vào ngày này, trẻ nhỏ trong gia đình sẽ gửi đến những câu chúc Tết ấm áp, hạnh phúc và nhiều sức khỏe đến người lớn và sẽ nhận lại được một phong bao lì xì với ý nghĩa bình an và may mắn đến người nhận trong cuộc sống. 

Tục lì xì ngày Tết ngày nay

Phong tục lì xì Tết ngày nay có phần dễ dàng hơn nhiều
Phong tục lì xì Tết ngày nay có phần dễ dàng hơn nhiều

Ngày nay, các hình thức liên lạc và phương tiện đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều nên những mối quan hệ gần xa sẽ dễ dàng liên lạc và kết nối hơn rất nhiều. Phong tục lì xì Tết đầu năm thường sẽ kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 hay người ta thường gọi vui là “còn mùng là còn lì xì” và điều này cũng tùy theo sở thích của mỗi người. 

Thông thường, những người nhỏ tuổi trong dịp này là những người đi làm đã có thu nhập hoặc những đứa trẻ có tiền tiết kiệm cũng có thể mừng tuổi cho các bậc ông bà, cha mẹ. Điều này mang ý nghĩa chúc sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc, con cháu quây quần bên nhau. Hơn nữa, chúng ta có thể mừng tuổi cho những người đã khuất để tưởng nhớ cũng như thể hiện tình cảm của người sống đối với họ. Giống như Tết xưa, trẻ nhỏ thường sẽ nhận được tiền lì xì trong phong bao đỏ theo như truyền thống của người Việt. 

Việc lì xì không chỉ gói gọn trong hai chữ “gia đình” mà còn có trong các môi quan hệ bên ngoài như bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũng có thể trao nhau những phong bao lì xì đỏ tươi để có thêm niềm vui vào ngày Tết. 

Đối với phong tục lì xì Tết ngày nay, các phong bao lì xì hiện đại có nhiều màu sắc hơn là màu đỏ như xưa. Các gam màu như xanh, cam, vàng, hồng cũng được sử dụng dựa theo sở thích hoặc chọn làm màu may mắn mà người tặng lì xì muốn gửi gắm đến người nhận. 

Lì xì Tết bao nhiêu là đủ?

Tại sao Tết phải lì xì và lì xì Tết bao nhiêu là đủ?
Tại sao Tết phải lì xì và lì xì Tết bao nhiêu là đủ?

Đối với phong tục lì xì Tết thời xưa, người Việt thường đặt trong bao những tờ tiền mệnh giá 500đ và 10.000đ vì lúc đó cả hai tờ tiền này đều là màu đỏ, mang ý nghĩa mong cầu khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu. Ngày nay, mệnh giá trong bao lì xì thường sẽ cao hơn tùy vào tài chính của mỗi người. Dù rằng mệnh giá bên trong phong bao lì xì có là bao nhiêu, phong bao lì xì vẫn luôn giữ nguyên ý nghĩa vốn có của nó. Đó là mong muốn người nhận luôn gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào và thuận lợi trong năm mới. 

Các hình thức lì xì phổ biến hiện nay

Tại sao Tết phải lì xì và hình thức lì xì nào ngày nay phổ biến? Dưới đây là hai hình thức lì xì phổ biến hiện nay dành cho người thân và bạn bè. 

Lì xì thời đại 4.0

Ngày nay các ứng dụng ví điện tử, thanh toán ngày càng phát triển, thuận lợi cho việc lì xì online
Ngày nay các ứng dụng ví điện tử, thanh toán ngày càng phát triển, thuận lợi cho việc lì xì online

Trong thời đại 4.0, khi công nghệ ngày càng phát triển, có rất nhiều ứng dụng ví điện tử, thanh toán ra đời nên việc sử dụng chi tiêu của mọi người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ rất thích việc lì xì bằng ví điện tử, ứng dụng thanh toán bởi sự nhanh gọn, tiện lợi như ví Momo, ví Zalo Pay, ví Moca,… 

Lì xì theo cách truyền thống

Phong tục lì xì Tết theo kiểu truyền thống đó là tặng trực tiếp phong bao lì xì
Phong tục lì xì Tết theo kiểu truyền thống đó là tặng trực tiếp phong bao lì xì

Phong tục lì xì Tết theo cách truyền thống đó là sử dụng các phong bao lì xì và trao tận tay cho người nhận. Theo truyền thống từ xưa, người lì xì sẽ đựng tiền trong các phong bao màu đỏ được in chữ thể hiện như may mắn như: tài, lộc, phát,… hoặc in những hình ảnh mang biểu tượng của năm mới. 

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, kiểu dáng của những chiếc phong bao lì xì cũng đã cải tiến và sáng tạo hơn với nhiều màu sắc sặc sỡ, những hình ảnh “độc lạ” hài hước cùng với những câu chúc “bắt trend” để tăng thêm phần thú vị cũng như tăng thêm sự hấp dẫn cho phong tục truyền thống. 

LỜI KẾT

Vậy là Hộp Quà Tết đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao Tết phải lì xì?” qua bài viết chi tiết dưới đây. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về phong tục mừng tuổi chúc Tết trong những ngày đầu năm.

Tác giả Hồ Toàn Nguyễn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành quà tặng trên thị trường quà Tết Hồ Chí Minh, Hồ Toàn Nguyễn đã đem lại giải pháp tối ưu cho những gói quà tặng chất lượng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau từ doanh nghiệp đến gia đình.

Hồ Toàn Nguyễn.